Thực phẩm chức năng: Thật giả khó phân, tốt xấu khó lường

(Sóng trẻ) - Đó là một câu nói có thể cho thấy được phần nào thực trạng và những bất cập của việc mua bán và tiêu dùng thực phẩm chức năng ở thị trường Việt Nam hiện nay: Hàng giả tràn lan trên thị trường còn người tiêu dùng thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ về loại thực phẩm này. Và vì thế, như một hệ quả tất yếu, nó có những ảnh hưởng khôn lường tới sức khoẻ của người sử dụng.

Không chỉ có thuốc giả, mà đến nay các loại thực phẩm chức năng cũng được làm giả hàng loạt. Mới đây, trên báo điện tử Tuoitre.vn có đưa tin, trong hai ngày 24 và 25/1, Công an Hà Nội đã triệt phá được một nhóm chuyên sản xuất, vận chuyển và buôn bán thực phẩm chức năng giả ở Tiên Du, Bắc Ninh với khối lượng hơn 10 tấn. Cơ quan công an đã thu giữ 505 thùng và 14 bao tải chứa thực phẩm chức năng cùng nhiều tem, nhãn, vỏ lọ; 6 máy sản xuất thực phẩm chức năng nhái của công ty Hạnh Phúc và một số công ty khác. 

Tuy nhiên, bài toán liên quan tới thực phẩm chức năng giả không phải bây giờ mới có. Trước đó, ở chuyên mục Kinh tế của báo điện tử Vietnamnet.vn cũng phản ánh, trong năm 2012, Công an Hà Nội và Đội Quản lý thị trường số 1 đã khám phá chuyên án buôn bán vận chuyển hàng giả của loại thực phẩm chức năng có tên gọi Lishou với tổng trị giá gần 1,1 tỷ đồng. Đây là một loại thực phẩm giảm béo có chứa hoạt chất sibutramine nguy hiểm cho tính mạng con người. Có những loại thực phẩm chức năng giả nhưng vì được dán các loại tem bảo hành nên khiến cho người tiêu dùng khó phân biệt được sản phẩm đó có đáng tin cậy hay không.

Như vậy, hiện nay những loại thực phẩm chức năng cùng với những lợi ích được “quảng cáo” của chúng đã trở thành động lực cho những kẻ ham lợi bất chính, bất chấp thủ đoạn, mưu cầu lợi ích cá nhân.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là một sản phẩm như thế nào mà có thể khiến nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng?

Trước hết, những ưu điểm của loại thực phẩm này là điều không thể phủ nhận. Theo định nghĩa của  Bộ Y tế, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng những cơ quan bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

44bfa02de_thuc_pham_chuc_nang_3.jpg
Một số thực phẩm chức năng

Nói về vai trò của loại thực phẩm này, theo kết luận của Viện thực phẩm chức năng thì thực phẩm chức năng được xem là công cụ dự phòng sức khoẻ trong thế kỷ 21 bởi vì những công dụng đã được nghiên cứu của chúng. Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.

Nài ra, các loại thực phẩm chức năng cũng rất đa dạng, phong phú về chủng loại với nhiều công dụng, lợi ích khác nhau để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bảng phân loại thực phẩm chức năng bên dưới được thực hiện theo hệ thống FOSHU (Food for Specific Health Use) của Nhật Bản.

44bfa02de_thuc_pham_chuc_nang_2.jpg
Phân loại các thực phẩm chức năng (thucphamvadoisong.vn)

Chính nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong khi chưa hiểu rõ về sản phẩm, tâm lý đám đông khi mua bán hàng hoá của người Việt Nam là những yếu tố mà những kẻ mưu lợi có thể lợi dụng để sản xuất và buôn bán các mặt hàng thực phẩm giả trên thị trường.

Cần tỉnh táo khi sử dụng Thực phẩm chức năng

Hiện nay, việc tiêu dùng thực phẩm chức năng trở nên rất phổ biến. Ví dụ, tại Mỹ, cứ trong 100 người thì có 72 người sử dụng thực phẩm chức năng, hay như ở Nhật Bản, cứ 1 người dân chi 126 USD cho thực phẩm chức năng hàng năm… Ở nước ta, trong hơn 10 năm qua, việc buôn bán và tiêu dùng loại thực phẩm này cũng rất phát triển. Từ năm 2000, ở nước ta mới chỉ có khoảng trên 60 cơ sở sản xuất kinh doanh với trên 400 loại sản phẩm, nhưng đến năm 2011, có 1.600 cơ sở sản xuất với 3.700 sản phẩm các loại…

9b5e17ca4_thuc_pham_chuc_nang.jpg
Sử dụng thực phẩm chức năng ở các vùng trên thế giới - 2006

Bên cạnh đó, kết quả điều tra của Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm cho thấy, ở Hà Nội, cứ trong 100 người lớn có 56 người sử dụng thực phẩm chức năng; ở Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 100 người lớn thì có 48 người sử dụng. 

Bản thân thực phẩm chức năng không độc và nó cũng an toàn với người sử dụng. Ngày 24/11/2014, Bộ Y tế cũng đã ra Thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trước thực tế sản phẩm giả đang tràn lan trên thị trường, không chỉ cần phát huy vai trò của pháp luật mà ý thức tiêu dùng thông minh của người tiêu dùng cũng cần được phát huy.

Trước hết, mỗi người nên tìm hiểu thêm về loại sản phẩm này và phải luôn ý thức được một điều rằng thực phẩm chức năng không phải là thuốc (nó nằm giữa thuốc và thực phẩm). Chính vì thế, không dùng nó vào mục đích chữa trị bệnh để tránh những hậu quả xấu cho sức khoẻ của bản thân và những người trong gia đình. 

Lắng nghe lời khuyên của y bác sĩ là một điều quan trọng đối với những người sử dụng thực phẩm chức năng. Điều đó có nghĩa là, người tiêu dùng cần phải biết mình đang trong tình trạng sức khoẻ như thế nào, nhu cầu cơ thể đối với loại thực phẩm chức năng nào là phù hợp và sử dụng nó với liều lượng như thế nào để đạt hiệu quả và đảm bảo sức khoẻ. Và không được lạm dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Có thể nói rằng, về bản chất, thực phẩm chức năng là một loại sản phẩm tốt cho sức khoẻ nếu như con người biết sử dụng đúng cách, hợp lý. Nhưng trên thực tế, hiện nay, nó lại đang trở thành mối đe doạ tới sức khoẻ của con người với hàng loạt mặt hàng “thật giả lẫn lộn”. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cứng rắn để hạn chế tối đa hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường; người tiêu dùng cần có những kiến thức cơ bản về sức khoẻ và thực phẩm chức năng để có được lối sống lành mạnh với sức khoẻ tốt.

Lê Thị Loan
Báo mạng điện tử K33
(ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN