Thưởng lãm thư pháp “Một mối xa thư”

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Một mối xa thư” quy tụ 100 nhà hoạt động thư pháp với hơn 100 tác phẩm Hán Nôm và Quốc ngữ để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và và ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Triển lãm “Một mối xa thư” là một nội dung hoạt động nằm trong chuỗi 50 sự kiện lễ hội thiết kế, sáng tạo của thành phố Hà Nội năm 2022, thuộc triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội, do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với Nhân Mỹ học đường đồng tổ chức. 

Trong quan niệm của người xưa, cụm từ “xa thư” được dùng như một khái niệm để chỉ giang sơn đất nước thu về một mối, chế độ văn vật áp dụng thống nhất ở mọi miền. Nội dung Triển lãm thư pháp "Một mối xa thư" được chắt lọc từ đôi câu đối tại tòa Đình bia trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đó là: “Xa thư cộng đạo kim thiên hạ/ Khoa giáp liên đề cổ học cung” (Thiên hạ nay, xa thư về cùng một mối/ Nhà học xưa, khoa giáp xuất hiện liền nhau) và các tác phẩm văn học Việt Nam thể hiện nội dung ca ngợi cảnh đẹp đất nước, về các giá trị đạo học Việt Nam.

thiet-ke-chua-co-ten-9.jpg
Triển lãm thư pháp Một mối xa thư được chắt lọc từ đôi câu đối tại tòa Đình bia trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh: Vy Anh).

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, lựa chọn chủ đề của triển lãm năm nay là “Một mối xa thư”, Ban tổ chức mong muốn giới thiệu đến công chúng các giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ được hàm chứa trong các tác phẩm thơ, văn chữ Hán, chữ Nôm tiêu biểu, còn lưu lại trên bia đá, chuông đồng, mộc bản và kinh sách cổ, được sáng tác và san khắc trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, thông qua nghệ thuật thư pháp.

thiet-ke-chua-co-ten-10.jpg
Tác phẩm trích từ văn bia “Hồng Đức thập bát niên” của nhà thư pháp Lê Thanh Liêm. (Ảnh: Vy Anh).

Hình thức biểu hiện các tác phẩm thư pháp phong phú với các thể chữ Hán, Nôm, Quốc ngữ bằng bút lông, bút sắt, cho thấy rõ nét sự kế thừa nghiêm cẩn đi đôi với sự phát huy tân kỷ ở nghệ thuật hàn mặc truyền thống trong không gian văn hóa Việt Nam đương đại.

Qua triển lãm này, thế hệ trẻ sẽ được tiếp cận và ý thức được giá trị di sản văn hóa Hán, Nôm thông qua dạng thức trực quan. Đồng thời, triển lãm “Một mối xa thư” cũng là cơ hội nhằm giới thiệu đến công chúng các giá trị tư tưởng, đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ được hàm chứa trong các tác phẩm thơ, văn bằng chữ Hán, chữ Nôm tiêu biểu thông qua nghệ thuật thư pháp.

thiet-ke-chua-co-ten-13.jpg
Tác phẩm của nhà thư pháp Lại Tiến Giang. (Ảnh: Vy Anh).

Triển lãm diễn ra từ ngày 20/11 đến hết ngày 27/11/2022 tại Khu Thái học - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN