Thưởng Tết bằng hiện vật liệu có hợp lý?

(Sóng trẻ) - Thông tin Quốc Hội thông qua quy định mở rộng các hình thức thưởng cho người lao động những ngày qua khiến dư luận sôi nổi tranh luận về việc thưởng Tết bằng hiện vật liệu có hợp lý?

Cụ thể, theo Điều 104 của Luật Lao động năm 2019 (sửa đổi), từ ngày 1/1/2021, hình thức thưởng Tết của người sử dụng lao động cho người lao động sẽ bao gồm tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác nhau như: hàng hóa, mua hàng giảm giá, dịch vụ,… Mặc dù còn hơn 1 năm nữa quy định trên mới có hiệu lực nhưng không khỏi khơi gợi nỗi niềm cho người lao động trong những ngày sát Tết này.

579aad6df_d36e6bb2523bab65f22a.jpg

Bắt đầu từ ngày 1-1-2021, Thưởng Tết có thể không phải bằng tiền (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Một gánh tiền công không bằng một đồng tiền thưởng

Thưởng bằng hiện vật là hình thức đã được nhiều công ty, tập đoàn, doanh nghiệp lớn  trên thế giới áp dụng. Điển hình như: Tập đoàn Amazon hay Tập đoàn Nike đã từng đưa ra kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên nếu như hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoặc một số công ty ở Trung Quốc đã từng thưởng xe ô tô cho nhân viên của mình vào dịp Tết Nguyên Đán. Thế nhưng, câu chuyện này sẽ ra sao nếu những món quà thưởng chỉ là những hiện vật ít giá trị, không thể chuyển nhượng hay bán lại. 

Cả năm đi làm chỉ trông mong vào khoản tiền thưởng tết cuối năm là tâm lý chung của người lao động. Bởi lẽ, Tết là khoảng thời gian, họ có nhu cầu được về quê ăn tết và được mua sắm tết cho bản thân, gia đình. Nếu khoản tiền thưởng Tết được thay bằng hiện vật thì sẽ khiến nhiều người phải chạnh lòng.

Chị Lê Thị Hiền (32 tuổi, nhân viên Công ty Cổ phần May Đức Giang) chia sẻ: “Người lao động vất vả cả một năm trời. Khoản tiền thưởng tết vào những dịp cuối năm thực sự rất cần thiết và rất có ý nghĩa đối với họ. Bởi vì nhu cầu sử dụng tiền vào dịp tết rất nhiều. Nếu như thưởng bằng hiện vật thì tôi nghĩ chỉ nên thưởng kèm với phần tiền thưởng.”

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Nhung – giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: “Tiền thưởng có ý nghĩa là để động viên, khích lệ người lao động làm việc chăm chỉ, năng suất và hiệu quả hơn. Việc quy định các khoản thưởng có thể bằng tiền hoặc hiện vật sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người lao động. Bởi vì, theo tâm lý chung, họ sẽ muốn nhận thưởng bằng tiền thay vì bằng hiện vật .”

579aad6df_1_kbfi.jpg

Theo quy luật hiện hành, các hình thức thưởng khác cho người lao động có thể là hàng hóa, mua hàng giảm giá, dịch vụ,… (Ảnh minh họa – nguồn internet)

Hiện vật cũng được mua bằng tiền, nếu không dùng được có thể bán lại hoặc tặng cho người thân, bạn bè. Thế những, những món quà thưởng đó  khi bán lại chắc chắn sẽ rớt giá trị và cũng có thể không quy đổi ra được bằng tiền. Sẽ không một người lao động nào có thể vui được khi thay vì nhận tiền thưởng thì lại phải ngậm ngùi nhận những hiện vật thưởng mà đem bán cũng chẳng được, đem về cũng chẳng xong.

Lo lắng chuyện “lách thưởng”

Câu chuyện thưởng Tết bằng hiện vật không còn mới. Trước đây vào năm 2016, một công ty ở TP Hồ Chí Minh đã thưởng cho nhân viên của mình mỗi người một thùng tương ớt. Riêng lãnh đạo sẽ có phần thưởng lớn hơn, mỗi người được thưởng hai thùng. Tương tự, một công ty dệt may ở Hoàng Mai – Hà Nội đã thưởng cho nhân viên 70 chiếc quần đùi vào dịp Tết Nguyên Đán.

Những câu chuyện dở khóc dở cười này đã xảy ra khi trong Bộ Luật Lao động vẫn quy định rõ hình thức thưởng cho người lao động phải bằng tiền. Nhưng bây giờ, theo quy định mới, hình thức thưởng cho người lao động được mở rộng, có thể thưởng bằng tài sản, hiện vật hoặc các hình thức khác . Điều này khiến nhiều người lo lắng sẽ có nhiều doanh nghiệp, công ty “lách thưởng” hoặc thưởng không thỏa đáng với công sức mà người lao động bỏ ra.

Theo Luật sư Nguyễn Chí Đại – Văn Phòng Luật Sư Việt Bắc: “Luật quy định chung như vậy, tuy nhiên để tránh việc doanh nghiệp, công ty lợi dụng để thưởng hiện vật không đáp ứng nhu cầu, gây thiệt hại cho người lao động thì các công ty, doanh nghiệp phải có quy định rõ về chế độ tiền thưởng cho người lao động. Và nội quy tiền thưởng này phải được công khai và phải có sự chấp thuận, đồng ý của người lao động. Nếu chủ sử dụng lao động cố tình thưởng trái với với nội quy đã quy định thì rõ ràng người đó đã vi phạm pháp luật.”

Mặc dù trong quy định mới của Bộ Luật Lao động liên quan đến việc thưởng Tết quy định rất rõ ràng và đầy đủ về hình thức, cũng như các căn cứ để xác định mức thưởng cho người lao động như: kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc,… Tuy nhiên, quy định mới này sẽ không thể bao quát hết mọi tình huống, mọi trường hợp diễn ra trong thực tế. Người lao động sẽ không tránh khỏi tâm trạng phấp phỏng, lo lắng. Và câu hỏi “Tết này được thưởng những gì?” của người lao động sẽ cứ lặp đi lặp lại mỗi dịp cuối năm. 

Người Việt Nam thường hay nói: “100 đồng tiền lương không bằng 1 đồng tiền thưởng” để nói lên giá trị của tiền thưởng đối với người lao động, đặc biệt vào những ngày sát Tết. Vậy theo bạn, việc thưởng Tết bằng hiện vật liệu có hợp lý? Hãy cùng Sóng Trẻ chia sẻ quan điểm về vấn đề này! Ý kiến của bạn có thể gửi về hòm thư [email protected] hoặc viết trực tiếp vào bình luận ở cuối bài.



Điều 104 của Bộ Luật Lao động 2019 (sửa đổi) quy định về thưởng thay vì tiền thưởng như Bộ Luật Lao động 2012.
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của; Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố khai tại nơi làm việc, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

BBT Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN