Màu của truyền thống
(Sóng trẻ)-Nếu có hỏi về tuổi thơ của những người đầu đã hai thứ tóc thì những kỉ niệm của họ gắn liền với những ngày sinh hoạt văn nghệ trong khu tập thể , những chiếc bút máy chấm mực và vài tờ giấy bóng kính xanh đỏ đủ màu của những chiếc oản đường mà bà mang từ chùa về.
Ba mươi mùng một và dằm
Ai muốn ăn oản thì năng lễ chùa
Lượn quanh một vòng phố cổ Hà Nội , những gian hàng bày bán thứ quà xanh đỏ kia chẳng còn là bao. Nằm ở một góc khiêm nhường trên con phố Hàng Giày , không bày biện cầu kì, không đèn trang trí cửa hàng oản đường của bà Đoàn Thị Tuyết mang một nét mộc và cổ của Hà Nội xưa. Một vài chiếc bàn nhựa đã cũ trên hiên nhà bên trên là những chiếc oản được xếp sắp cẩn thận gọn gàng . Người bán hàng cũng chẳng hề vồn vã với những lời rao bán mà đôn hậu nhẹ nhàng .
Bà Tuyết năm nay đã hơn 80 tuổi , 40 năm bà gắn bó với “ gạo trắng nước trong “, với những chiếc oản thơm ngọt mang nét đẹp của cả một truyền thống dân tộc . Khi tuổi đã xế chiều bà dành lại công việc ấy cho người con gái của mình, giữ nghề làm oản từ đời này sang đời khác . Bà nói vui rằng : nghề này không phải ai cũng làm được bởi lẽ oản từ lâu đã trở thành một vật phẩm dân gian song hành cùng tín ngưỡng Việt Nam nên người làm oản cái tâm cũng phải sáng phải có lòng thành và đức tin . Mỗi một chiếc oản làm ra là sự hòa quyện giữa mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng vị thanh ngọt của đường trắng và phảng phất hương của hoa bưởi trắng ngần.
Hình dáng của chiếc oản dường như cũng mang cả chiều dài của văn hóa lịch sử . Có người nói chiếc oan nom như chuông chùa có người lại bảo đó là cách điệu của những cột trụ trong chùa hay trong cung vua chúa mà trên thân khắc tạc những hình ảnh rồng phượng cách điệu. Bọc quanh chiếc oản trắng là những lớp giấy bong màu sắc . Trên đầu chiếc oản đính thêm một cái tem vàng.
Chắc rằng nếu không yêu thương nghề này, bà Tuyết hay cô Loan – con gái của bà sẽ chẳng thể nào nhẫn nại với những chiếc oản. Bởi lẽ công đoạn làm oản đều bằng thủ công hơn nữa lại đòi hỏi sự tỉ mỉ của người làm . Mỗi một mẻ oản làm xong đều được trưng gọn gàng trong chiếc tủ kính để bảo quản.
Câu chuyện về oản cũng như câu chuyện về bao nghề truyền thống khác : Người làm thì còn đấy nhưng liệu người đón nhận yêu thích và trân trọng những vật phẩm truyền thống ấy còn bao nhiêu . Xã hội ngày càng hiện đại thị hiếu của con người thay đổi , những chiếc oản dâng lễ ngày nào được thay thế bằng vô số những thứ kẹo bánh khác đẹp mắt hơn cầu kì hơn.
Nảnh lại ngôi nhà 23 Hàng Giày , trông lại những chiếc oản ngọt thơm với nụ cười thân thương đôn hậu của người phụ nữ gần nửa cuộc đời gắn bó với nghề làm oản như trông lại cả một nét đặc sắc truyền thống của người Việt . Màu của truyền thống là màu gì ? Đó là màu xanh đỏ vàng của những chiếc giấy bóng kính gói oản mà bon trẻ con hay giữ lại để thi thoảng nhìn mọi vật xung quanh khi thì màu đỏ khi thì màu xanh mà sung sướng tận hưởng những cảm giác mới lạ.
Cù Huyền
Báo chí Đa phương tiện K35
Cùng chuyên mục
Bình luận