Tiếp thu bài học nhanh chóng nhờ cử động cơ thể

(Sóng trẻ) - Liệu những cử chỉ vu vơ như phe phẩy tay hay đi lại quanh phòng có giúp bạn tiếp thu bài học nhanh hơn?

Bạn muốn thấu hiểu một vấn đề, chọn học một kĩ năng mới, hay đơn giản là nắm bắt một khái niệm khó nhằn? Ngôn ngữ học có sự liên quan lớn tới những bộ phận cơ thể bên nài bộ não. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc học sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và ghi nhớ được lâu hơn nếu có sự kết hợp giữa thân thể và khối óc, dù cho đó chỉ là cử chỉ bằng tay hay đơn giản là di chuyển quanh phòng. Liệu trong tương lai, những ý tưởng này có thể nâng cao việc học tập và giảng dạy không?

Ý kiến cho rằng cơ thể con người có thể giúp ích nhiều cho việc học là điều không hề gây ngạc nhiên. Đa số chúng ta đều đã tiếp cận với toán học căn bản qua việc tập đếm bằng tay trước khi học cách tính nhẩm. 

9851bc8bd_1.jpg

"Trước đây, mọi người thường quả quyết rằng càng học nhiều thì càng suy nghĩ được trừu tượng hơn", Andrew Manches - giảng viên Tâm lí học tại ĐH Edinburgh Anh Quốc cho biết, "Trẻ nhỏ thường phụ thuộc vào các đối tượng vật lý khi chúng tính toán. Nhưng nếu tôi làm y như vậy khi được yêu cầu giải một phép tính trong một buổi họp, chắc chắn trông tôi sẽ thật ngớ ngẩn".

Theo những suy luận thông thường, giáo viên nên giúp trẻ nhỏ tách ra khỏi sự lệ thuộc bởi các cử chỉ bằng tay và những đối tượng vật lí để giúp chúng dần hướng tới thế giới trưởng thành. Tuy vậy, thực tế lại cho thấy thế giới vật chất không hề rời khỏi suy nghĩ của ta. Ví dụ, khi chúng ta thực hiện những hành động như đá chân, liếm, nhặt… máy quét y tế cho thấy phần của não bộ phản ứng với sự hoạt động chứ không chỉ điểu khiển cơ mặt và tứ chi. 

Học thuyết này có tên là Hiện thân của nhận thức, cho thấy những gì diễn ra trong tâm trí ta xuất phát từ hành động và sự phản ứng trước thế giới xung quanh. Việc khuyến khích trẻ nhỏ suy nghĩ và tìm hiểu theo cách hoàn toàn trừu tượng có thể khiến các em gặp khó khăn hơn trong việc tiếp thu và ghi nhớ bài giảng.

Khoa học đang bắt đầu ghi nhận lại những ý kiến cho rằng trong lớp học thì hành động có tầm ảnh hưởng hơn lời nói. Spencer Kelly, một nhà Tâm lí học tại ĐH Colgate, Hamilton, New York đã khám phá ra rằng, mọi người luôn dành gấp ba lần thời gian cho việc thể hiện cử chỉ khi nghĩ điều ấy đóng vai trò quan trọng trong việc truyền phát thông điệp. Kể cả trong tiềm thức, chúng ta vẫn đánh giá cao những giá trị truyền tải của ngôn ngữ cơ thể. Kelly cũng cho biết mọi người vẫn thích giáo viên sử dụng động tác tay trong giảng dạy để nhấn mạnh vấn đề hơn là đứng im.

Tuy nhiên, sự chuyển động của cơ thể còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ nhỏ sẽ tiếp thu tốt hơn nếu giáo viên của các em năng sử dụng động tác cơ thể khi giải thích một khái niệm nào đó. Trong khi ấy, Susan Wagner Cook, nhà Tâm lí học của ĐH Iowa, thành phố Iowa lại phát hiện ra trẻ em sẽ nắm bắt được nhiều điều một cách khá hiệu quả nếu các em được dạy làm và lặp lại theo y hệt những động tác mà thầy giáo đã sử dụng. Khi ấy, những bài học bao gồm cả lời nói lẫn cử chỉ sẽ được lưu giữ lâu hơn trong bộ nhớ của học sinh thay vì những bài học chỉ đơn thuần chứa đựng câu chữ.

Ngành công nghệ điện tử cũng không bỏ qua việc vận dụng những lý thuyết trên, đặc biệt là với sự phát triển cao của các thiết bị nhận diện hành động như Nintendo Wii, tiện ích Kinect cho máy Xbox của Microsoft và màn hình cảm ứng máy tính bảng PC. Các nhà nghiên cứu tại ĐH California, Berkeley đã đưa hai bộ điều khiển trò chơi Wii vào thiết bị giúp trẻ em hình dung ra các tỉ lệ tương đương. Các em có thể hiểu được nếu một cái cây phát triển nhanh gấp đôi những cây khác thì chiều cao tương ứng giữa chúng cũng luôn có sự chênh lệch lớn.

Điều này có thể sẽ gây khó hiểu cho trẻ em. Khi được yêu cầu dùng tay để tượng trưng cho những mức độ sinh trưởng khác nhau ở cây, vài học sinh sẽ đặt một tay hơi cao hơn tay kia, nhưng sau đó lại cùng nâng đều chúng lên. Thiết bị chuyên dụng của Berkeley sẽ cung cấp cho trẻ em thông tin phản hồi ngay lập tức, giúp các em nhận ra khi nào thì cử động tay mới khớp với quá trình vươn lên của cây. Cuối cùng, ngay cả học sinh chậm chạp nhất cũng hiểu rõ tại sao các em phải chuyển động tay với tốc độ khác nhau mới đưa lại kết quả chính xác.

9851bc8bd_2.jpg

Trong khi đó, bộ cảm biến Kinect đang được sử dụng để giúp trẻ em học một cách chính xác hơn về thiết lập những con số trong không gian vật chất. Đây là một kỹ năng đơn giản nhưng lại đóng vai trò nền tảng trong toán học. Mọi người hầu như đều biết đặt số 50 chính xác nằm giữa một đường thẳng có vạch bắt đầu là "0" và kết thúc là "100". Các nhà nghiên cứu tại ĐH Eberhard Karls, Tuebingen, Đức cho rằng một đứa bé bảy tuổi có thể đặt chính xác một con số trên vạch kẻ nếu bé đi dọc nền nhà. Khi đó, cử động của đứa bé sẽ được bộ cảm biến Kinect lưu lại và phân tích.

Manches đã tiến hành thử nghiệm xem Kinect có đưa ra những tái hình dung từ dữ liệu ban đầu của trẻ em không. Công nghệ này cho phép trẻ em chọn và điều khiển các khối ảo trên màn hình bằng các thao tác giống như khi các em chơi cùng những khối hình thật. Tuy vậy, khối ảo thể hiện được nhiều điều hơn khi tự thay đổi màu sắc qua mỗi lần được kéo đứt thành nhiều đơn vị nhỏ, đồng thời khiến trẻ em thông suốt ý tưởng về cách các con số được chia đều.

Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kết luận rằng giáo viên lẫn học sinh đều nên có những chuyển động riêng trong từng bài học như nhảy hoặc vẫy tay. Tuy nhiên, Manches cũng đưa ra những khuyến cáo khi khoa học chưa thực sự làm rõ chính xác hiệu quả của mối quan hệ giữa cơ thể và trí óc. "Bạn không thể đùng đùng nhảy ngay đến các dự đoán hay can thiệp vào quá trình tiếp thu được", Manches nói. 

Tuy vậy, điều này không có nghĩa rằng học thuyết ấy không có tính ứng dụng, đặc biệt là khi nó giúp lí giải tại sao việc cử động lại giúp thông tin lưu lại lâu hơn trong trí não. Bài giảng chúng ta học ở trường thường bao gồm cả trí nhớ tường thuật, thứ có thể giúp ta gợi lại thông tin vào một lúc nào đó. Thế nhưng vẫn có một vài ký ức của ta nằm trong diện "không bộc lộ" - những điều mặc dù nhớ nhưng ta lại không thể giải thích tại sao nó xuất hiện. Một ví dụ đơn giản, đó là ta không bao giờ quên cách đi xe đạp. Những chuyển động vật lý có vẻ khá phù hợp với chức năng là một loại nguyên liệu tạo nên những ký ức "không bộc lộ". Bởi vậy, bằng cách kết hợp lời nói và cử động cơ thể, chúng ta có thể khuyến khích não bộ tạo nên hai luồng ký ức độc lập, thúc đẩy ta nhớ được sự kiện lâu hơn.

Colin Barras (BBC)
Dịch: Trần Bình Minh
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN