Nhớ chuyến đò lịch sử chở Tổng Bí Thư Trường Chinh
(Sóng trẻ) - Rạng sáng ngày 21/11/1942, trong một buổi huấn luyện chính trị cho cán bộ các tỉnh, tại Hoàng Vân, Hiệp Hòa, Bắc Giang (căn cứ điểm quan trọng của Cách Mạng Tháng Tám), đồng chí Trường Chinh_Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc ấy, bất ngờ bị bọn mật thám phát hiện, chúng truy đuổi ráo riết . Nhờ có sự giúp đỡ hết lòng của cha con ông lái đò, đồng chí đã thoát khỏi lưỡi lê của kẻ thù.
Băng qua một con đường nhỏ và quanh co, chúng tôi đến bến đò Soi (nay là địa phận thôn Vạn Thạch, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để tìm gặp cụ Trương Thị Vịnh - người con gái năm xưa đã dũng cảm cùng cha là cụ cố Trương Văn Nịnh đưa đồng chí Trường Chinh qua đò.
Từ xa đã nghe tiếng chổi tre. Sau cây trám đen cổ thụ trước sân nhà, một cụ bà tóc bạc phơ đang còng lưng quét lá. Đó chính là cụ Vịnh, đã ở cái tuổi nài tám mươi nhưng cụ vẫn minh mẫn, cụ đích thân mời nước từng người một. Khi được hỏi về câu chuyện chuyến đò ngày ấy, cụ rưng rưng cảm xúc, đôi mắt nhăn nheo hấp háy nhìn xa xăm. Cụ kể rành rọt từng chi tiết cứ ngỡ như câu chuyện chỉ mới xảy ra ngày hôm qua.
Ngày ấy, cụ Vịnh chỉ tầm mười bốn, mười lăm. Một sớm đông lành lạnh, khi cha cụ đang pha ấm trà nóng thì nghe làng Vân Xuyên ồn ào, tiếng chó sủa văng vẳng một góc trời. Lúc sau có một người đàn ông vội vã bước xuống bến đò, đứng ở dưới nước quần áo ướt sũng nói với cụ Nịnh:
- Cụ ơi! Cụ cho con sang bên kia sông, con xin biếu cụ ấm trà.
Cụ Nịnh gật đầu, chờ người đàn ông lên thuyền, cụ Nịnh mới hỏi han, người đàn ông đáp lại rằng đang đi cắt thuốc cho bố. Cụ Nịnh nhìn người đàn rồi bảo:
- Trông anh không có vẻ như đang đi cắt thuốc. Lẽ nào anh là…
Câu nói bỏ lửng bởi ông cụ biết làng bên là cơ sở căn cứ Cách Mạng, nhiều cán bộ Đảng hay lui tới. Như hiểu được suy nghĩ của Vịnh, đồng chí Trường Chinh vội giục:
- Thưa cụ, cụ đưa con sang bên kia sông cho kịp.
Cụ Vịnh mời người đàn ông vào khoang thuyền, chống sào, đẩy thuyền đi. Hai cha con cho thuyền ra giữa dòng, gắng sức lái nhanh tay chèo. Thuyền cập bến gần nhà cụ Lý Sân. Cụ Ninh cảnh giác đã lên trước xem tình hình thì gặp con trai cụ Lý Sân, người đàn ông trong thuyền mừng rỡ. Ông rút trong túi năm đồng gửi cha con cụ nhưng cụ Nịnh nhất quyết chối từ: “Không… không cha con tôi không lấy tiền của anh”.
Người đàn ông vội vàng hỏi tên hai vị ân nhân rồi cặm cụi viết vào một tờ giấy. Đồng chí Tổng bí thư nắm tay cha cụ xúc động nói: “Con cảm ơn cụ và em. Sau này Cách Mạng thành công con nhất định về thăm hai người”.
Cụ Vịnh vẫn nhớ ngày ấy, sau khi lui đò về bến, cha con cụ bị bọn tay sai tra hỏi, rồi lại có giấy triệu tập từ trên gửi về. Bằng sự từng trải, lòng kiên trung với Cách mạng, cụ Nịnh bình tĩnh ứng phó, cuối cùng quân địch đành thả người.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc lập lại hòa bình, gia đình cụ nhận được thư của văn phòng Trung ương Đảng. Gia đình rất ngạc nhiên và xúc động khi đó là bức thư của Tổng bí thư Trường Chinh - người đàn ông năm xưa được cha con cụ cứu giúp. Trong bức thư Tổng bi thư xúc động nhắc lại câu chuyện năm xưa và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha con cụ. Năm 1965, cụ Vịnh được nhận tấm bằng “Có công với nước” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.
Một không khí im lặng! Câu chuyện của cụ Vịnh kết thúc nhưng lòng tôi lại dâng trào cảm xúc. Đất nước tự hào vì những người con sống hết mình vì Đảng vì sự nghiệp Cách Mạng. Xin kính chúc cụ sức khỏe. Thế hệ của cụ Vịnh đã vất vả nhiều, giờ là lúc tuổi trẻ như chúng tôi nên hết mình góp sức cho đất nước.
Băng qua một con đường nhỏ và quanh co, chúng tôi đến bến đò Soi (nay là địa phận thôn Vạn Thạch, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để tìm gặp cụ Trương Thị Vịnh - người con gái năm xưa đã dũng cảm cùng cha là cụ cố Trương Văn Nịnh đưa đồng chí Trường Chinh qua đò.
Từ xa đã nghe tiếng chổi tre. Sau cây trám đen cổ thụ trước sân nhà, một cụ bà tóc bạc phơ đang còng lưng quét lá. Đó chính là cụ Vịnh, đã ở cái tuổi nài tám mươi nhưng cụ vẫn minh mẫn, cụ đích thân mời nước từng người một. Khi được hỏi về câu chuyện chuyến đò ngày ấy, cụ rưng rưng cảm xúc, đôi mắt nhăn nheo hấp háy nhìn xa xăm. Cụ kể rành rọt từng chi tiết cứ ngỡ như câu chuyện chỉ mới xảy ra ngày hôm qua.
Cụ Trương Thị Vịnh, người con gái năm xưa
Ngày ấy, cụ Vịnh chỉ tầm mười bốn, mười lăm. Một sớm đông lành lạnh, khi cha cụ đang pha ấm trà nóng thì nghe làng Vân Xuyên ồn ào, tiếng chó sủa văng vẳng một góc trời. Lúc sau có một người đàn ông vội vã bước xuống bến đò, đứng ở dưới nước quần áo ướt sũng nói với cụ Nịnh:
- Cụ ơi! Cụ cho con sang bên kia sông, con xin biếu cụ ấm trà.
Cụ Nịnh gật đầu, chờ người đàn ông lên thuyền, cụ Nịnh mới hỏi han, người đàn ông đáp lại rằng đang đi cắt thuốc cho bố. Cụ Nịnh nhìn người đàn rồi bảo:
- Trông anh không có vẻ như đang đi cắt thuốc. Lẽ nào anh là…
Câu nói bỏ lửng bởi ông cụ biết làng bên là cơ sở căn cứ Cách Mạng, nhiều cán bộ Đảng hay lui tới. Như hiểu được suy nghĩ của Vịnh, đồng chí Trường Chinh vội giục:
- Thưa cụ, cụ đưa con sang bên kia sông cho kịp.
Cụ Vịnh mời người đàn ông vào khoang thuyền, chống sào, đẩy thuyền đi. Hai cha con cho thuyền ra giữa dòng, gắng sức lái nhanh tay chèo. Thuyền cập bến gần nhà cụ Lý Sân. Cụ Ninh cảnh giác đã lên trước xem tình hình thì gặp con trai cụ Lý Sân, người đàn ông trong thuyền mừng rỡ. Ông rút trong túi năm đồng gửi cha con cụ nhưng cụ Nịnh nhất quyết chối từ: “Không… không cha con tôi không lấy tiền của anh”.
Người đàn ông vội vàng hỏi tên hai vị ân nhân rồi cặm cụi viết vào một tờ giấy. Đồng chí Tổng bí thư nắm tay cha cụ xúc động nói: “Con cảm ơn cụ và em. Sau này Cách Mạng thành công con nhất định về thăm hai người”.
Cụ Vịnh vẫn nhớ ngày ấy, sau khi lui đò về bến, cha con cụ bị bọn tay sai tra hỏi, rồi lại có giấy triệu tập từ trên gửi về. Bằng sự từng trải, lòng kiên trung với Cách mạng, cụ Nịnh bình tĩnh ứng phó, cuối cùng quân địch đành thả người.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc lập lại hòa bình, gia đình cụ nhận được thư của văn phòng Trung ương Đảng. Gia đình rất ngạc nhiên và xúc động khi đó là bức thư của Tổng bí thư Trường Chinh - người đàn ông năm xưa được cha con cụ cứu giúp. Trong bức thư Tổng bi thư xúc động nhắc lại câu chuyện năm xưa và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha con cụ. Năm 1965, cụ Vịnh được nhận tấm bằng “Có công với nước” do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký.
Tấm bằng khen “có công với nước”
Một không khí im lặng! Câu chuyện của cụ Vịnh kết thúc nhưng lòng tôi lại dâng trào cảm xúc. Đất nước tự hào vì những người con sống hết mình vì Đảng vì sự nghiệp Cách Mạng. Xin kính chúc cụ sức khỏe. Thế hệ của cụ Vịnh đã vất vả nhiều, giờ là lúc tuổi trẻ như chúng tôi nên hết mình góp sức cho đất nước.
Nguyễn Thị Vân Anh
Truyền Hình K32A2
Truyền Hình K32A2
Cùng chuyên mục
Bình luận