TikTok giúp một số người tự kỷ tìm thấy cộng đồng
(Sóng trẻ) - Bệnh tự kỷ ở người lớn là chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới hoạt động não bộ, khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, cùng nhiều khó khăn về khả năng giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ. Và giờ đây, khi mạng xã hội TikTok ra đời, những người tự kỷ dường như có một hướng đi mới.
Kelsey Burke tham gia TikTok từ tháng 3/2019 để chia sẻ những video hài hước với bạn bè. Cô không biết rằng ứng dụng này sẽ đóng một vai trò lướn lớn trong hành trình chiến đấu với chứng tự kỷ của cô.
Cô gái 22 tuổi tham gia TikTok trước khi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), nhưng khi những người sáng tạo nội dung mắc chứng tự kỷ bắt đầu xuất hiện trên ứng dụng, cô bắt đầu cảm thấy có sự kết nối. Từ sau khi được chẩn đoán chính thức vào cuối năm 2020, Burke cho biết ứng dụng này đã giúp cô ấy cảm thấy được quan sát và học hiểu nhiều điều hơn.
"Những video này thực sự là chất xúc tác đối với tôi - mỗi video đều khiến tôi cảm thấy được lắng nghe. Từ việc tương tác với những người theo dõi đến việc xem các nội dung khác về chứng tự kỷ, tôi dần nhận ra rằng tôi chưa bao giờ là một người khuyết tật. Tôi chỉ có một bộ não đặc biệt và điều đó hoàn toàn không phải điều sai trái gì. Thực tế, thật tuyệt vời khi được nhìn thế giới dưới nhiều góc độ khác nhau", Kelsey Burke cho biết.
Video từ những người trong cộng đồng tự kỷ sẽ xuất hiện trên trang của cô ấy dưới hashtag #actentlyautistic, có hơn 2,3 tỷ lượt xem. Các thẻ liên quan khác cũng được xem nhiều trên ứng dụng - #autistic có hơn 2 tỷ lượt xem, #autismawareness có 4,5 tỷ và #autism có 8,7 tỷ.
Nữ TikToker cho biết: "Tôi chỉ dành hàng giờ để lướt qua nó và theo dõi những người tôi có liên quan nhất. Cuối cùng, tôi bắt đầu đăng bài về cuộc đấu tranh của mình và những người tự kỷ bắt đầu theo dõi tôi vì họ cũng có những điểm tương đồng".
Cory Singer cũng được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi lên 4. Anh cho biết TikTok đã đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc đời anh: "Đó là khi tôi chia sẻ câu chuyện của mình trên TikTok và nhận được phản hồi rất lớn từ mọi người".
Việc sử dụng nền tảng mạng xã hội này dường như đem lại rất nhiều điều tốt đẹp cho Cory cũng như những người khác đang sống với chứng tự kỷ. Anh ấy cũng đã tiến hành quảng bá các sản phẩm âm nhạc của bản thân với những người theo dõi mình ở trên TikTok - với hy vọng nó sẽ giúp những người mắc chứng tự kỷ cũng cảm thấy được quan tâm.
Đơn cử như, bài hát "Some one" do anh sáng tác liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm mà người mắc chứng tự kỷ có thể gặp phải. “Nhiều người trong chúng ta mắc chứng lo âu xã hội và cảm thấy khó khăn khi tìm một người chấp nhận chúng ta vì con người của chúng ta”, Cory chia sẻ
Nam ca sĩ cho biết anh rất vui trước những nhận xét mà anh nhận được từ những người bạn gặp phải trường hợp giống mình và gia đình của họ trên ứng dụng. “Điều đó khiến tôi cảm thấy tự hào rằng nền tảng của tôi đã giúp ích cho những người khác”.
Ra mắt tại Việt Nam năm 2019, TikTok dần trở thành một nền tảng mạng xã hội lớn được đông đảo cộng đồng theo dõi và sử dụng. Tính đến thời điểm đầu năm nay, TikTok đã có hơn hàng trăm nghìn nhà sáng tạo nội dung chính thức đang hoạt động trên nền tảng của mình, trong đó bao gồm nhà sáng tạo nội dung đình đám, nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng và các đơn vị sản xuất nội dung hàng đầu. Không chỉ đem lại những video với nội dung giải trí, TikTok còn là nơi mọi người có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc cũng như chính tâm sự của bản thân mình. Nhiệm vụ của mạng xã hội này là giúp người dùng chia sẻ đam mê và sức sáng tạo thông qua video do chính họ truyền tải. |
Nguồn: USA Today