Tính cách ảnh hưởng tới tuổi thọ con người như thế nào?

(Sóng trẻ) – Gien di truyền và việc chăm sóc sức khỏe là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến tuổi thọ của con người. Nhưng nài ra, tính cách – thứ bản thân chúng ta có thể thay đổi, cũng là một tác nhân quan trọng quyết định việc bạn có thể sống lâu tới mức nào. 

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao một số người sống rất thọ trong khi những người khác thì không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về cuộc đời của những người sống lâu trên khắp thế giới. Họ tìm hiểu về điểm chung giữa những người này. Các nhà khoa học đã kết luận rằng có những yếu tố căn bản tác động để một người đạt tới cuộc sống lâu dài. 

Từ thuở khai thiên lập địa, con người đã ao ước biết được những bí ẩn của cuộc sống trường thọ. Nhưng phải đến khoảng 50 năm trở lại đây, các nhà khoa học mới nghiên cứu đề tài này một cách kỹ lưỡng. Họ đã hoàn thành hàng nghìn nghiên cứu, đã kiểm tra vô số thứ như chế độ ăn kiêng, chế độ tập thể dục, môi trường, và nhiều hơn thế nữa. Tất cả các nghiên cứu khoa học này đã ủng hộ ý kiến cho rằng cuộc sống dài lâu luôn chịu tác động bởi tối thiểu hai yếu tố: di truyền và sự chăm sóc sức khỏe căn bản.

Không có gì ngạc nhiên khi di truyền là yếu tố chính tác động đến độ dài tuổi thọ con người. Cơ thể của một số người đơn thuần là có những thuận lợi đặc thù giúp cho họ sống lâu hơn. Họ có cha mẹ và ông bà đều sống lâu. Và cha mẹ của họ đã truyền cho họ những gen trội. Howard Friedman là một nhà khoa học về sức khỏe. Cùng với đối tác nghiên cứu của mình, Leslie Martin, ông đã viết một cuốn sách về cuộc sống trường thọ. Ông nói rằng di truyền lý giải 1/3 lý do tại sao con người có thể sống lâu.

Một yếu tố khác quan trọng không kém cũng tác động đến cuộc sống lâu dài là sự chăm sóc sức khỏe căn bản. Thức ăn sạch, nước sạch và sự chăm sóc y tế đều giúp con người sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ví dụ như: vắcxin giúp phòng tránh nhiều bệnh tật nghiêm trọng. Một người tiêm vắcxin sẽ có cơ hội tránh được những bệnh này cao hơn, khỏe mạnh và sống lâu hơn. Cũng tương tự như vậy khi một người có nước sạch.

fd49dbbc3_english_practicelonglife_large.jpg
Di truyền và việc chăm sóc sức khỏe không phải là những yếu tố duy nhất giúp một người sống lâu (Ảnh: Internet).

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nói với chúng ta rằng gien tốt và chăm sóc sức khỏe tốt là những lí do chính giúp một số người sống lâu hơn những người khác. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học đã xác định một yếu tố khác cũng tác động vào cuộc sống lâu dài, đó là tính cách. Có nghĩa là cách người ta nghĩ về cuộc sống có thể tác động đến việc họ sống được bao lâu. Các nhà khoa học đã chỉ ra bốn tính cách chính: ý thức về mục đích, tính năng động, bản tính giúp đỡ người khác và có tinh thần trách nhiệm. Tất cả những điều này có thể tác động đến việc bạn sống được bao lâu.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một người có ý thức về mục đích, hay có một lí do sống là rất quan trọng đối với việc sống thọ. Ví dụ ở Okinawa, những người Nhật tại đó là một cộng đồng có nhiều người trên 100 tuổi. Ở Nhật tồn tại một khái niệm được gọi là ikigai, có nghĩa là mục đích cuộc sống. Có được ikigai hay có một công việc để làm trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học tin rằng ikigai là một trong những lí do Okinawa có nhiều người sống được trên 100 tuổi đến vậy. 

Một ví dụ khác về sự tác động của mục đích sống đến từ tôn giáo. Kênh National Geographic đã có chương trình về đề tài này, được đặt tên là “Những bí mật của sự trường thọ”. Người ta nói rằng những người theo đạo Kitô giáo khi tham dự lễ nghi tôn giáo thường xuyên sẽ tăng thêm 2 năm vào cuộc đời của họ.

Năng động là tiêu chuẩn tính cách quan trọng thứ hai cho một cuộc sống lâu dài. Năng động ở đây không hẳn là chúng ta phải tập một bài thể dục phức tạp. Thay vào đó, các nhà khoa học cho rằng quan trọng nhất là duy trì các hoạt động một cách tự nhiên và làm những gì bạn thích. Nhiều người sống thọ trong các cuộc nghiên cứu này làm những việc thường ngày như chăm sóc ngôi nhà và vùng đất của họ. Ví dụ như Tonio Tola, 75 tuổi ở thành phố Salinus, Sardinia: hàng ngày vẫn làm việc ở trang trại của mình và chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. 

Tiêu chuẩn tính cách thứ ba ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài là việc giúp đỡ mọi người. Khi nghiên cứu sự tác động của tình yêu với cuộc sống dài lâu, các nhà khoa học đã mong đợi sẽ tìm ra rằng người nào đắm chìm vào tình yêu thì sẽ sống lâu hơn. Nhưng đó không phải những gì họ tìm thấy. Cảm giác được yêu thương khiến người ta cảm thấy tốt hơn. Nhưng nó không tác động đến cuộc sống lâu dài. Tuy vậy, hoạt động yêu thương và chăm sóc người khác lại khiến con người sống lâu hơn. Nghiên cứu sâu hơn đã chứng thực rằng giúp đỡ mọi người là vô cùng quan trọng. Và có vấn đề gì đâu nếu một người giúp đỡ gia đình mình, bạn bè hay kể cả những người khác nữa.

Tiêu chuẩn tính cách quan trọng cuối cùng là sự tận tâm. Người tận tâm là người có trách nhiệm và đáng tin cậy.Họ lập kế hoạch cho mọi thứ. Họ suy nghĩ thấu đáo. Họ làm những điều phải, ngay cả khi điều đó thật khó khăn hoặc chẳng có gì thú vị. Và họ tránh sự mạo hiểm. Trong tất cả những phẩm chất tính cách mà các nhà khoa học nghiên cứu, sự tận tâm cho thấy mối liên kết mạnh mẽ nhất để sống một cuộc sống lâu dài.

Một số người cho rằng tận tâm đồng nghĩa với việc sống một cuộc đời chán ngắt. Tuy nhiên, ngược lại mới đúng. Các nhà khoa học đã tìm ra rằng phần lớn những người tận tâm mà họ nghiên cứu đều có một trong những cuộc sống li kỳ và thú vị nhất. Các nhà khoa học gợi ý rằng được tin cậy và chăm chỉ đã tạo nên nhiều cơ hội tuyệt vời. Họ có thể đi du lịch và làm những điều mới mẻ.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiều tiêu chuẩn khác đối với cuộc sống lâu dài. Tuy nhiên, có rất nhiều thứ không gây ra tác động nào cả. Ví dụ như khiếu hài hước, tinh thần lạc quan và chơi đùa với động vật. Tất cả những điều này khiến con người cảm thấy tốt đẹp, nhưng chúng không giúp ta sống lâu hơn.

Con người không thể thay đổi gien di truyền của mình. Và cũng thật khó để có thể cải thiện toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu mới này về tuổi thọ con người là một tin mừng cho tất cả chúng ta. Chúng cho thấy những thứ chúng ta có thể làm được để giúp cải thiện tuổi thọ của chính mình. Chúng ta có thể sống có mục đích, chủ động, giúp đỡ người khác và hành động có trách nhiệm.

Bản thân bạn nghĩ sao? Bạn có ngạc nhiên khi biết rằng tính cách có thể thay đổi tuổi thọ mỗi người? Có điều gì bạn định thay đổi để bản thân sống lâu hơn không?

Nguồn: Spotlight English
Dịch: Ngọc Anh
Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật18 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật22 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN