Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng lan dọc sông Mekong
(Sóng trẻ)-Tại tỉnh Khon Kaen, hình ảnh những chiếc xe tải chở mía đi qua để lại những đám mây bụi mù tại vùng đất khô cằn phẳng ở phía đông bắc Thái Lan khá quen thuộc. Đây chính là những cây mía được thu hoạch cuối cùng bên nài Khon Kaen, thành phố lớn nhất của khu vực. Vụ mùa năm nay tại quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất của châu Á bị hạn hán tàn phá đã để lại trái đắng cho người nông dân sản xuất đường.
Nỗi đau vì hạn hán trải dọc các nước Đông Nam Á
"Tôi đã phải trồng lại toàn bộ ruộng mía sau vụ mùa đầu tiên bị khô cạn hoàn toàn vì hạn hán. Tôi không có lựa chọn nào khác nài việc đi vay tiền để đối phó với tình trạng thiếu nước.”, ông Rawee Phokheng, một nông dân 67 tuổi cho biết.
Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng dọc con sông Mekong đang tạo ra những khó khăn khôn lường. Trong đó, Thái Lan là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại ngôi làng Ban Pa Mak Faen, thuộc tỉnh Khon Kaen, nơi dân cư chủ yếu trồng lúa và mía, các vòi nước nơi đây chỉ có nước trong vòng một giờ một ngày, bắt đầu từ 6 giờ sang, phục vụ cho 350 hộ gia đình. Cùng thời điểm này, vào những năm trước, vòi nước chảy đến bốn giờ một ngày. Có những ngôi làng thậ chí không hề có nước trong vòng nhiều tuần.
Ông Sanan Phagnguen , 68 tuổi, một nông dân sống tại tỉnh Suphan Buri , miền Trung Thái Lan cho biết đã chuyển sang chăn nuôi gia súc vì hạn hán kéo dài không thể trồng trọt. (Ảnh: Adryel Talamantes )
Người dân Thái Lan đang ngày càng tuyệt vọng tìm nước phục vụ các nhu cầu thiết yếu. Gần 30 trên tổng số 77 tỉnh của nước này đang chịu sự kìm kẹp tồi tệ nhất của hạn hán trong vòng 20 năm qua. Tình trạng các hồ chứa ở đập Ubolrat, nguồn chứa nước lớn nhất tại tỉnh Khon Kaen, không hề có nước từ tháng 3-2016 phản ánh tác động của hiện tượng El Nino là nguyên nhân gây ra hạn hán.
Để đối phó với tình trạng hạn hán kéo dài, một số nơi đã tiến hành đào giếng với sự giúp đỡ từ chính phủ Thái Lan. Có những người may mắn đã đào trúng mạch nước ngầm sau khi đào sâu xuống lòng đất đến 40 mét. Tuy nhiên "không phải ngôi làng nào cũng có thể sử dụng được nước ngầm do độ mặn của nước dưới lòng đất khá cao," ông Buapun Promphakping, giáo sư xã hội học tại Đại học Khon Kaen nói.
Hình ảnh ông Rawee Phokheng, nông dân trồng mía bên cạnh cây mía đường của mình trước khi thu hoạch vào tháng 2-2016 (Ảnh: Marwaan Macan - Markar )
Trong khi đó, tại Việt Nam, gần 140.000 ha đồng bằng sông Cửu Long, vùng trồng lúa trọng điểm của cả nước, trở thành những vùng đất khô cằn đồng thời bị xâm nhập ngập mặn do nước biển chảy vào.
"Nếu lượng nước mưa không đủ, chúng tôi sẽ phải bỏ vụ trồng lúa, hồ tiêu và café năm nay vì không có lợi nhuận", Hồ Minh Phúc, một nông dân tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai chia sẻ. Ông nói thêm sản lượng hồ tiêu năm nay của gia đình ông có khả năng sẽ sụt giảm lên đến 70%, khoảng 3 tấn.
Tại tỉnh Banteay Meanchey, phía tây bắc Campuchia, ông Sim Vanna kể rằng ông trồng lúa trên khoảng 30 ha đất và sắn trên 40 ha và cũng bị thiệt hại nặng nề vì hạn hán.
Những hi vọng trong tương lai
Hạn hán đang được coi là miếng mồi béo bở cho các nhà cung cấp nước. Một người nông dân ở Thái Lan đã từ bỏ nghề trồng lúa để vận chuyển 2.000 lít nước bằng xe tải đểphân phối buôn bán đi khắp nơi. “Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước quá cao khiến tôi không thể cung cấp nước đủ và kịp thời," ông nói.
Trung Quốc, nơi sở hữu 4,660km bờ sông Mekong , đã bất ngờ quyết định xả nước từ các đập chứa khổng lồ của mình để giúp các quốc đang chịu thiệt hại nặng nề nhất do khô hạn trong lưu vực sông Mekong – trong đó bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Rất nhiều nước khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi hạn hán như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia….
Các nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng hàng loạt các đập chứa nước khổng lồ của Trung Quốc dọc thượng nguồn, trên thực tế chính là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nước ở các nước nơi hạ nguồn.
Động thái này của Trung Quốc rất có ích đối với chính phủ Thái Lan. Lượng nước gia tăng được bơm lên bởi bốn máy bơm lắp đặt tạm thời dọc theo bờ sông Mekong thuộc phía Thái Lan để vực dậy một con sông ở tỉnh Nong Khai. Người dân Thái Lan hy vọng sẽ vận chuyển được 47 triệu mét khối nước trong vòng ba tháng để cung cấp cho những nơi bị hạn hán hoành hành.
Động thái đơn phương của Thái Lan đã để lại hậu quả khiến nông dân trồng lúa ở Việt Nam không có nước để sử dụng và trồng trọt. Chính phủ Thái Lan không hề tham khảo ý kiến của ba nước còn lại trong lưu vực song Mekong, như đã thỏa thuận trước đó, mà tự ý khai thác nước.
Theo Marwaan Macan-Markar, Asia Nikkei
Hồng Nhung, BMĐT 33
Cùng chuyên mục
Bình luận