Tọa đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh": Hành trình ký ức đô thị qua màn ảnh

(Sóng trẻ) - Sáng ngày 16/11, toạ đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh" được tổ chức tại Cung Thiếu nhi Hà Nội nhằm gặp gỡ những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong việc định hình hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh, đồng thời khám phá hình ảnh Hà Nội qua những thước phim trong từng thời kỳ.

Tọa đàm có sự tham gia của nhà văn Nguyễn Trương Quý – người được mệnh danh là “nhà Hà Nội học" thế hệ mới, NSND Lan Hương, nhà sản xuất Nghiêm Quỳnh Trang và nhà báo Đỗ Thu Hà. Qua các bộ phim mang tính biểu tượng về Hà Nội như “Em bé Hà Nội” (1974), “Hãy tha thứ cho em (1992)..., tọa đàm khắc họa sự tiếp nối và thay đổi của cảm quan Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử.

Tọa đàm mở đầu với những thảo luận về hình ảnh Hà Nội thập niên 70 của thế kỷ XX qua bộ phim kinh điển ‘Em bé Hà Nội’ (1974). Chia sẻ về vai diễn mang tính biểu tượng, NSND Lan Hương xúc động: “Tôi không phải người gốc Hà Nội, nhưng lòng yêu Hà Nội đã giúp tôi thể hiện vai diễn này. Hà Nội thời chiến vừa đẹp, vừa kiên cường. Những ký ức về thành phố vẫn sống động, từ buổi sáng yên bình cho đến những trận đánh vào ban đêm.” 

anh-1-thumb.jpeg
Nhà văn Nguyễn Trương Quý dẫn dắt buổi toạ đàm. (Ảnh: Ngọc Thanh)

 Nhà báo Đỗ Thu Hà nhấn mạnh: “Hà Nội là thành phố may mắn hơn nhiều nơi khác ở châu Á khi ký ức được lưu giữ không chỉ qua thơ ca và âm nhạc, mà cả điện ảnh. Qua ‘Em bé Hà Nội’, thế hệ chúng tôi hiểu hơn về thời kỳ sống của cha mẹ – một Hà Nội thanh bình nếu không có chiến tranh.”  

Đến thập niên 80, điện ảnh Hà Nội phản ánh cuộc sống đầy khó khăn của thời kỳ bao cấp nhưng mang màu sắc nhẹ nhàng, xoa dịu những nỗi phiền muộn. Nhà báo Đỗ Thu Hà nhận xét: “Những không gian đặc thù như hình ảnh quán phở Hà Nội trở thành biểu tượng thời kỳ này. Quán phở nghèo là nơi xoá nhòa ranh giới xã hội, phản ánh một Hà Nội rất riêng, chẳng hạn như trong bộ phim ‘Phận đời không muốn nhớ’.”  

Nhà báo Đỗ Thu Hà với những chia sẻ sâu sắc về hình ảnh Hà Nội các thời kỳ. (Ảnh: Ngọc Thanh)
Nhà báo Đỗ Thu Hà với những chia sẻ sâu sắc về hình ảnh Hà Nội các thời kỳ. (Ảnh: Ngọc Thanh)

“Truyền hình và sân khấu thời kỳ này đi sâu vào những mảng đời sống bình dị, tập trung khắc họa các tầng lớp trong xã hội”, NSND Lan Hương bổ sung.

Tọa đàm cũng điểm lại sự bùng nổ của phim tư nhân và video trong những năm 90, khi Hà Nội bước vào giai đoạn đầu đổi mới. Nhà báo Đỗ Thu Hà ví von: “Thời kỳ này như một đòn ‘knock-out’ về lý tưởng. Điện ảnh chuyển mình, ghi lại những thay đổi lớn trong xã hội và khắc họa sự bối rối, hoang mang của cư dân đô thị trong giai đoạn này”.  

Kết thúc tọa đàm là những cảm nhận về bộ phim mới “Cu li không bao giờ khóc” (2024), tái hiện Hà Nội đương đại nhưng vẫn giữ được nét hoài cổ. NSND Lan Hương bày tỏ: “Bộ phim như một câu chuyện cổ tích về Hà Nội hiện đại, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Hà Nội trong phim không hào nhoáng, mà rất đời thực và gần gũi.”  

Bên cạnh việc khám phá mối liên hệ giữa ký ức tập thể và bối cảnh đô thị, buổi tọa đàm còn mở ra không gian trao đổi giữa các khách mời và công chúng về vai trò của điện ảnh như một phương tiện kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu điện ảnh và Hà Nội.

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024, tọa đàm “Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh” là sự kiện nổi bật nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa do Hội đồng Anh tại Việt Nam hỗ trợ. Sự kiện quy tụ các nhà làm phim, nghệ sĩ và nhà nghiên cứu nhằm thảo luận về vai trò của điện ảnh trong việc lưu giữ ký ức tập thể về văn hóa, con người và đô thị Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
McDonald’s chi 100 triệu đô la để thu hút khách hàng quay lại sau đợt bùng phát vi khuẩn E.coli

McDonald’s chi 100 triệu đô la để thu hút khách hàng quay lại sau đợt bùng phát vi khuẩn E.coli

Tin nổi bật58 phút trước

(Sóng trẻ) - McDonald’s đang chi 100 triệu đô la cho hoạt động tiếp thị và hỗ trợ các đơn vị nhượng quyền bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát vi khuẩn E.coli gần đây khiến hơn 100 người mắc bệnh và làm giảm doanh số bán hàng.

Mỹ trao trả cổ vật trị giá 10 triệu USD cho Ấn Độ

Mỹ trao trả cổ vật trị giá 10 triệu USD cho Ấn Độ

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Văn phòng Biện lý Quận Manhattan (Mỹ) vừa trao trả hơn 1.400 cổ vật bị đánh cắp, trị giá khoảng 10 triệu USD cho Ấn Độ. Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm hoàn trả các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp cho các quốc gia thuộc khu vực

Khai mạc thành công Lễ hội Kanagawa 2024 tại Hà Nội

Khai mạc thành công Lễ hội Kanagawa 2024 tại Hà Nội

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Trưa 16/11, Lễ hội Kanagawa 2024 đã khai mạc tại Công viên Tượng đài Quyết Tử (Hà Nội), mở đầu cho chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Kanagawa (Nhật Bản).

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN