Tọa đàm trực tuyến: "Sinh viên báo chí với đề tài khắc họa chân dung nhân vật"

(Sóng trẻ) - Sáng 3/10, Trang tin điện tử Sóng trẻ tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến: “Sinh viên báo chí với đề tài khắc họa chân dung”. Buổi giao lưu có sự tham gia của Nhà báo Việt Hà (Ban chuyên đề Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) và khách mời Nguyễn Đức Bách (sinh viên năm 4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Khắc họa chân dung nhân vật không chỉ đơn thuần là mô tả hình thức mà còn là một hành trình hiểu biết sâu sắc về tâm tư, tình cảm và những khía cạnh xã hội mà nhân vật đó đang sống. Chính vì vậy, nhằm bổ sung thêm kỹ năng, kinh nghiệm cho sinh viên báo chí, Trang tin điện tử Sóng trẻ đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến: “Sinh viên báo chí với đề tài khắc họa chân dung” với sự tham gia của Nhà báo Việt Hà đến từ Ban chuyên đề Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí, và bạn Nguyễn Đức Bách, sinh viên năm 4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

Đến tham dự buổi giao lưu trực tuyến, có sự hiện diện của ThS. Trần Phương Lan – Giảng viên Viện Báo chí - Truyền thông, đại diện Trang tin Sóng trẻ; các thầy cô, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, những người hâm mộ có mặt trong hội trường, những khán giả đang theo dõi trên trang tin điện tử Sóng trẻ cũng như livestream trên fanpage của Trang tin. 

BTC tặng hoa và quà cho các khách mời của chương trình.
BTC tặng hoa và quà cho các khách mời của chương trình.

Nhà báo Việt Hà, có thể chia sẻ một trải nghiệm mà chị đã có khi khắc họa một nhân vật?

Nhà báo Việt Hà: Đề tài khắc họa chân dung nhân vật là đề tài khá phổ biến. Nhiều người nghĩ rằng đây là đề tài dễ nhưng có nhiều điều phức tạp, khắc họa đi sâu vào phản ánh những đặc sắc của nhân vật. Trong 20 năm làm nghề, tôi gặp rất nhiều nhân vật, trong đó có nhân vật giúp tôi có loạt bài đạt giải khuyến khích Giải Báo chí Toàn quốc. Nhân vật là một người nông dân, đưa trông xoài vào đất cao lãnh và bán cho các nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo địa phương, mô hình cây xoài nhà tôi ở Đồng Tháp, là người đầu tiên đưa mô hình xoài về và phát triển.

Khi tôi đi công tác và làm việc với lãnh đạo địa phương, trình bày mong muốn thực hiện gương nhân vật về nông dân. Tôi đến nhà và gặp nhân vật là một ông đã lớn tuổi, khoảng 2 năm nay không có nhu cầu lên báo chí, đã chuyển vườn xoài cho con trai. Khi chúng ta tiếp cận với nhân vật mà nhân vật không muốn chia sẻ thì sẽ rất mất công. 

Đầu tiên, tôi cũng rất đồng thuận với ý của bác, tạm thời không bàn về câu chuyện lên báo và chấp nhận lời đề nghị không chia sẻ lên báo chí. Tôi bày tỏ mong muốn nghe câu chuyện của bác. Bác là người đầu tiên mang xoài về Đồng Tháp, coi cây xoài là người bạn tâm tình, tâm giao. Hàng ngày, bác ra nói chuyện với cây xoài. Khi trò chuyện mới phát hiện bác là người yêu thiên nhiên và từ đó tôi thuyết phục bác được ghi âm câu chuyện và truyền tải rộng rãi hơn. Đó cũng là một trải nghiệm cho chúng tôi biết, kỹ năng đầu tiên là không để cho nhân vật biết mình ghi âm, sau đó, trao đổi và xin phép nhân vật, trướcc khi đăng tải cần gửi lại cho nhân vật đọc. Bài viết đã được đăng tải trên báo Dân Việt với tiêu đề “Lão nông giúp xoài Đồng Tháp vang danh hơn trăm nước”.

 Vậy đối với Đức Bách, điều thôi thúc bạn đam mê viết về chân dung nhân vật là gì?

Đức Bách: Với mình, câu chuyện khắc hoạ chân dung nhớ nhất là mình xuống làng nghề Kim Liên với truyền thống trăm năm làm nghề cắt tóc. Câu chuyện bác đơn giản về theo nghề như thế nào, có khó khăn, vất vả gì, khơi gợi quá khứ đến hiện tại, từng dấu mốc để khắc họa chân dung vẫn giữ được nghề. Đó là một trong những sản phẩm thực tập thành công của mình. 

Các khách mời trao đổi về kinh nghiệm khắc họa chân dung nhân vật trong báo chí.
Các khách mời trao đổi về kinh nghiệm khắc họa chân dung nhân vật trong báo chí.

Theo Nhà báo Việt Hà, nhân vật có thể giúp truyền tải thông điệp như thế nào trong bài viết?

Nhà báo Việt Hà:Trên ghế nhà trường chúng ta đã học lý thuyết nhưng khi làm nghề tổng hợp rất nhiều yếu tố, khi mình khắc họa hân dung nhân vật đã là ký báo chí, có sự báo chí và tính nghệ thuật trong đó, đó đã là tính hấp dẫn khán giả. 

Cách lựa chọn nhân vật, chính nhân vật, trải nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm đời, trải nghiệm đời của họ. Thông qua nhân vật, nhà báo muốn gửi gắm tâm tư nguyện vọng nhân vật, để tác phẩm thành công là chọn nhân vật thành công. Bản thân nhân vật không phải người thành công, có thể là người thất bại nhưng thất bại là bài học cho độc giả. Ví dụ những ngày đặc xá, có những chân dung nhân vật được đặc xá, truyền tải thông điệp qua những nhân vật đó, họ sống và làm việc theo pháp luật.

Ví dụ về làm nghề, làm thế nào nhân vật nuôi dưỡng, giữ lửa nghề trong bối cảnh khó sinh sống với nghề, nhân vật chấp nhận, đánh đổi như thế nào.

Đảm bảo kỹ năng tác phẩm báo chí tốt và ưu tiên thể loại có tính chất nghệ thuật trong đó. thứ hai, chọn nhân vật có vấn đề, có câu chuyện.

z5891147520952_24864d4ba3de95c2d7e70704d3ef4ac5.jpg
Nhà báo Việt Hà với những chia sẻ cụ thể về quá trình tác nghiệp. 

Còn đối với Đức Bách, khó khăn tiếp cận đề tài chân dung nhân vật đối với bạn là gì?

Đức Bách: Đầu tiên là tiếp cận nhân vật. Thứ hai là trong quá trình thực hiện, câu chuyện có yếu tố mới thì mình  có câu hỏi nào để có thể truyền tải nội dung. 

Vậy đối với Nhà báo Việt Hà, chị đã vượt qua, khắc phục khó khăn như thế nào?

Nhà báo Việt Hà: Ở thời điểm về khắc họa chân dung nhân vật cũng gặp khó khăn nhưng cách đối mặt và xử lý như thế nào. Câu chuyện của tôi khó khăn là gặp nhân vật những nhân vật không tương tác. 

Khắc phục khó khăn là bằng tất cả sự chân thành của chúng ta, thể hiện cho họ thấy câu chuyện của họ cần thiết phải lan tỏa, giao lưu, tâm sự như thế nào để nhiều nhân vật họ nói chuyện để nhanh, dễ làm xong việc. Việc của chúng ta là thuyết phục nhân vật để lan tỏa câu chuyện đó. 

Khó nhất là tiếp cận nhân vật, khi vượt qua các rào cản đó, cũng tìm được cách vượt qua. Một trường hợp khác, các nhân vật khác ở đây không phải nhân vật cụ thể, tôi viết mô hình cà phê ở Khe Sanh, núi Hùng - Quảng Trị. Thông thường khi viết cà phê, sẽ khai thác ở Tây Nguyên, còn Khe Sanh rất nhỏ. Khó khăn là thuyết phục ban biên tập là có lợi ích ở đây, viết về đề tài, mảnh đất này là yếu tố tốt là sử dụng và tạo công ăn việc làm cho bà con dân tộc Vân Kiều tại địa phương. Từ đó Thuyết phục và lan tỏa, bài viết đã được đăng tải trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Caphe Pun Coffee các bạn có thể tìm đọc.

Các khách mời có thể chia sẻ về những kinh nghiệm mong muốn gửi gắm đến các bạn sinh viên khi thực hiện tác phẩm khắc họa chân dung nhân vật? 

Đức Bách: Đầu tiên là câu chuyện thứ hai là bản lĩnh. Câu chuyện là mình muốn truyền tải gì về nhân vật, có đóng góp gì cho xã hội. Bản lĩnh là mình dám ra khỏi vùng an toàn của mình để thực hiện tác phẩm.

z5891167556502_aa02a8a9a8d3dc2b0022e695ffddd0a3.jpg
Sinh viên Đức Bách chia sẻ về quá trình thực hiện tác phẩm của mình. 

Nhà báo Việt Hà: Chúng ta có hai từ khóa câu chuyện và bản lĩnh nhưng tôi không quá đề cao từ bản lĩnh, đó là quá trình trưởng thành trong nghề. Tôi tâm đắc từ câu chuyện, chúng ta phải nắm bắt câu chuyện, chân dung câu chuyện có thể là một, hai, ba... người hay một tập thể. Khi tác nghiệp, chúng ta nghĩ tới góc nhìn rộng hơn, nhân vật bao hàm, khắc họa nhân vật tập thể phức tạp hơn vì đan xen nhiều câu chuyện hơn.

Cảm ơn Nhà báo Việt Hà và bạn Nguyễn Đức Bách đã chia sẻ những trải nghiệm và quan điểm của mình. Những góc nhìn hôm nay sẽ là nguồn cảm hứng cho các bạn sinh viên đang theo đuổi nghề báo. Cảm ơn các bạn khán giả đã theo dõi! Hẹn gặp lại trong các buổi tọa đàm tiếp theo. 

Vì thời lượng có hạn nên các khách mời của chương trình khó có thể trả lời hết câu hỏi của độc giả. Ban biên tập sẽ tổng hợp câu hỏi của quý độc giả và gửi tới nhà báo Việt Hà và sinh viên Đức Bách để các khách mời có thể giải đáp cho quý độc giả vào thời gian tới.

Độc giả có thể đặt câu hỏi cho khách mời qua email [email protected].

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN