Tọa đàm: “Tương lai nào cho xe điện ở Việt Nam”: Không nên “đi tắt đón đầu”

(Sóng trẻ) – 18h ngày 20/12, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội - L’espace phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tương lai nào cho xe điện tại Việt Nam?” nhằm đem tới cái nhìn rõ nét hơn về loại phương tiện mới nổi trong những năm gần đây này. 

Các phương tiện đi lại và cụ thể là ô tô, xe máy là những vật dụng rất thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng những phương tiện này ngày càng nhiều. Điều này đã dẫn tới hậu quả là những vấn đề về ô nhiễm môi trường và hệ lụy của nó là sự ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, những năm gần đây, đã có một loại phương tiện mới ra đời giúp hạn chế tình trạng trên– đó chính là xe điện.

5e3afd5a1_photowweb630x329.jpg
Tương lai nào cho xe điện tại Việt Nam?

Đến dự buổi tọa đàm có sự góp mặt của Giáo sư Patrick Boiron – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (hay còn gọi là Trường Đại học Việt – Pháp), ông Emmanuel Labrande – Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt – Pháp L’espace và hai diễn giả: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường – Giảng viên, Nghiên cứu viên Trường Đại học Việt – Pháp, tiến sĩ Trần Tuấn Vũ – Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, Kĩ sư trưởng về các động cơ điện tại công ty Renault.

Mở đầu buổi tọa đàm, ông Emmanuel Labrande đặt ra vấn đề quá tải phương tiện giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam trong đó có Hà Nội. Chính điều này đã dẫn đến hệ lụy là sự ô nhiễm môi trường. Câu hỏi đặt ra là liệu xe điện ra đời có thật sự trở thành phương tiện xanh – sạch – kinh tế hay không khi quá trình nạp điện cho hệ thống ắc quy cũng gián tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính; và tương lai nào cho ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam? 

5e3afd5a1_i_1302.jpg
Ông Emmanuel Labrande phát biểu mở màn cuộc tọa đàm

Chia sẻ với khán giả, tiến sĩ Trần Tuấn Vũ lí giải sở dĩ nói xe điện gián tiếp gây nên hiệu ứng nhà kính là do phần lớn các loại phương tiện này hiện nay sử dụng ắc-quy chì, còn trên thế giới đã thay bằng pin Litium có tuổi thọ cao hơn, an toàn hơn và tốn ít thời gian để sạc đầy hơn (loại pin sử dụng trong điện thoại). Tuy nhiên, pin Litium dành cho xe điện hiện nay có giá thành rất cao. Do vậy, việc sử dụng loại pin này thay cho ắc-quy chì hiện tại là điều khó khăn và tiến sĩ cũng hi vọng vào tương lai, khi khoa học công nghệ phát triển thì tiền không còn trở thành rào cản cho những người có nhu cầu sử dụng. 

Mặt khác, diễn giả Nguyễn Xuân Trường cũng đưa ra một thông tin cho thấy việc Việt Nam đã có những động thái trong việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện chạy điện. Cụ thể, sau Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP-21) diễn ra cuối năm 2015, ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh đã kí với Renault một bản hợp đồng dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ nhập khẩu từ 10.000 – 20.000 chiếc xe điện vào Việt Nam để thay cho taxi chạy xăng của hãng này. Ban đầu hai bên sẽ tiến hành nhập thử 30 chiếc. Tuy nhiên vấn đề là thực tế cho tới thời điểm này vẫn chưa thấy có một chiếc nào chạy trên địa bàn Hà Nội.

5e3afd5a1_i_1304.jpg
Hai vị tiến sĩ đều cho rằng chỉ cần thay thế 1-5% số xe bus là có thể giảm tương đối lượng khí thải

Trong phần giải đáp thắc mắc khán giả, khi được hỏi “Nếu giá thành của một chiếc xe điện và một chiếc xe chạy xăng là như nhau, bạn có sẵn sàng thay thế chiếc xe xăng mình đang sử dụng hay không?”, hơn nửa số khán giả trong hội trường đều có cùng đáp án là không. Cả hai diễn giả cũng đều đồng tình với việc Việt Nam nên chú trọng vào thay thế xe bus trước thay vì xe 2 bánh, không nên “đi tắt đón đầu”. Bởi xe bus là phương tiện cộng đồng, và đã có những đối tượng khách hàng trung thành. Và Việt Nam cũng không nhất thiết phải thay thế toàn bộ xe bus, mà chỉ cần 1-5% là đã giảm được tương đối lượng khí thải của thành phố.

Cuối buổi hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường đã chia sẻ dự án mà anh cùng cả nhóm nghiên cứu của mình đã trình bày với Bosch Southeast Asia – Đây cũng chính là dự án nhóm đạt giải trong cuộc thi của cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Cụ thể, dự án hướng tới việc xây dựng những trạm sạc công cộng sử dụng điện mặt trời. Đi kèm với đó là những tiện ích khác như tích hợp cùng quán café, sạp báo,… và thiết kế một ứng dụng mobile để theo dõi quá trình sạc điện nhằm kích thích việc sử dụng xe điện trong cộng đồng, giảm thiểu tối đa lượng khí thải môi trường.

Theo số liệu tới cuối năm 2014:
43 triệu là số lượng xe mô tô, xe gắn máy đăng kí ở Việt Nam
2,2 triệu là số lượng xe ô tô đăng kí tại Việt Nam
Vượt xa quy hoạch Chính phủ đề ra đến năm 2020
THẾ ANH

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN