Tôi và cảm xúc về mái trường thân yêu!
(Sóng Trẻ) - Dòng đời là những chuyến đi và có những chuyến đi đã đưa ta đến với những nơi đầy ý nghĩa này. Không biết tình cờ hay cái duyên may mắn đã đưa tôi đến với mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Vậy là quãng đời sinh viên của tôi cũng dần trôi quá, sau gần 2 năm học tập dưới mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền với biết bao kỉ niệm, vui có, buồn có, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những cảm úc ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Nhớ ngày nào còn là cô sinh viên năm nhất bỡ ngỡ, rụt rè, thấy nơi này sao xa lạ, đầy mới mẻ. Ấy vậy mà hôm nay khi đặt bút viết về Học viện trong lòng lại cảm thấy bồi hồi, bịn bịn như cái cảm giác lần đầu tiên đặt chân tới. Khoảng thời gian ấy tuy không dài so với một đời người nhưng cũng đủ để in dấu vào lồng người những bài học của cuộc sống, sâu sắc và đáng quý.
Cổng trường mở ra rồi khép lại, đón và đưa lớp lớp thế hệ sinh viên nhập học rồi ra trường, mang theo những thành quả của ước mơ mà trước đó họ đã ấp ủ cho vào hành trang để cùng họ lớn lên trên những giảng đường. Và tôi là một sinh viên lớp Phát thanh K35 – Khoa Phát thanh –Truyền hình cũng không nằm nài quy luật ấy….
Tiếp nối những trang vàng trong lịch sử vẻ vang của Học viện, các học viên hôm nay – những con người mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, của lòng đam mê và khát vọng vươn lên đã và đang nỗ lực khẳng định mình trong học tập, rèn luyện, nâng cao vị thế của nhà trường và tưng bừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền (16/01/1962 – 16/01/2017), trong không khí đó, những kỷ niệm nơi đây như đang sống lại trong tôi, như muốn nhắc nhở tôi về một mái trường thân yêu, gần gũi, ấm áp đã giúp tôi nuôi lớn ước mơ của mình
Hà Nội, một ngày mưa tí tách, bước xuống ga tàu trong lòng đầy sự hồ hởi nhưng cũng không kém phần lo lắng, đó là ngày nhập học của tôi khi gửi gắm bao điều khát vọng trẻ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trước khi đi có nhiều người hỏi tôi: “ Sao bạn đi học xa thế?” vì chỗ tôi cũng có trường đại học, lúc đó tôi chỉ mỉm cười và trả lời: đơn giản là thích thôi.
Con đường để trở thành sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xuất hiện trong tôi 3 năm trước. Và con đường dẫn tôi đến với ngôi trường cũng nhiều khó khăn, nhưng bằng chính những nỗ lực của mình mà tôi đã được đền đáp xứng đáng. Cổng trường đã mở rộng chào đón tôi lần đầu tiên trong một ngày tháng 9, khi tôi chính thức cầm trên tay giấy báo trúng tuyển của trường. Ngày đó thật đáng nhớ, đánh dấu sự thành công ban đầu của tôi trong nỗ lực biến ước mơ thành sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình thành sự thật.
Một ngày mới bắt đầu, đó là một buổi sáng trời trong xanh, tôi rảo bước chân tới trường và có cảm giác như lần đầu tiên bỡ ngỡ được mẹ dắt tay đi học mẫu giáo vậy. Chỉ khác là giờ đây tôi đã bước qua tuổi 18, cái tuổi mà tôi phải tự lập một mình, đi một mình. Đúng vậy, không ai có thể đi ngược lại quy luật của tự nhiên, ai rồi cũng phải lớn khôn, cũng phải bước chân ra khỏi sự đùm bọc che chở của bố mẹ, để tiến đến với cuộc sống xô bồ nài kia với bao bộn bề, lo toan. Tôi giờ đã trưởng thành đã tự quyết định ngành và trường học cho bản thân đồng nghĩa với nó là có những dự định lớn lao cho riêng mình. Mới hôm qua ngồi trên tàu, tôi suy nghĩa rất nhiều về quyết định đó, suy nghĩ về môi trường học tập, về thầy cô, bạn bè mới, cuộc sống mới. Hôm nay! Tôi tới trường! Cầm trên tay giấy báo nhập học theo sự hướng dẫn của anh chị sinh viên tình nguyện, tôi cảm nhận được sự thân thiện, dễ gần từ những con người đó.
Nhớ xiết bao buổi đầu tiên bỡ ngỡ, bước chân vào cổng trường mà lòng tôi đan xen những cảm xúc hỗn loạn, vừa hân hoan trong niềm vui của một tân sinh viên trước chân trời mới của tri thức, vừa lo lắng, sợ sệt không biết cuộc sống sắp tới sẽ như thế nào… Nhưng rồi, tất cả cảm xúc ấy cũng trôi qua và nhường chỗ cho những tiếng cười khi mà tôi được trực tiếp gặp mặt và giao lưu với các sinh viên trong trường. Buổi gặp gỡ với sinh viên trường báo lần đầu tiên trong không khí náo nhiệt của những con người bắt đầu bước vào hành trình mới và quan trọng nhất là tiếp nhận những thông tin giới thiệu của các anh chị khóa trước về ngành nghề mà tôi đang theo học cũng như cơ hội làm việc sau khi ra trường.
Hình ảnh cô giáo nói về các ngành học và chào đón tân sinh viên là hình ảnh mà tôi mãi không thể quên. Cô giúp những sinh viên mới bỡ ngỡ vào trường như tôi có thêm tự tin với quyết định của mình, thấy yêu thêm ngôi trường mình sẽ theo học, thấy yên tâm với tương lai khi ra trường. Tôi cảm thấy tự hào vì đã chọn được một ngành học ý nghĩa và thực tế, từ đây, tôi càng tự tin hơn về tương lai của mình và tự nhủ tôi sẽ biến những kiến thức trên giảng đường đại học trở thành những kiến thức ứng dụng thực tế để phục vụ cho công việc của mình sau này.
Bất giác đưa mắt nhìn lên tấm bang rôn dòng chữ “ WELCOM TO AJC” tôi tự hào vì mình đã là một phần của ngôi trường xinh đẹp này, lòng cảm thấy vui và tự hứa với mình: phải sống và học tập thật tốt tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên bước tới giảng đường đầy bỡ ngỡ. Tuy có gặp chút khó khăn vào những ngày đẩu nhưng rồi tôi cũng dần thích nghi với cách giảng dạy mới lạ, giúp tăng khả năng tư duy của sinh viên. Các thầy cô mới mỗi người một tính cách, có thầy thì vui tính, có thầy thì điềm đạm, có cô thì nghiêm khắc, mỗi tiết học vì thế mà trôi qua một cách thú vị và đầy hứng thú. Thật vui khi nghĩ về tập thể lớp tôi, mỗi người một chất giọng vì hội tụ nhiều vùng miền khác nhau. Nhìn nhau bằng ánh mắt xa lạ, không dám bắt chuyện với nhau, vậy mà giờ đây, tất cả đã thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà.
Chắc tôi yêu mảnh đất này mất rồi, mà chẳng phải Hà Nội là quê hương thứ hai của tôi sao? Khi mà tôi gắn bó với mảnh đất này tới 4 năm học và có thể làm việc ở đây nữa. Ôi!! Nơi đây khiến tôi suy nghĩ quá nhiều rồi?
Ngày mới bắt đầu với Học viện báo chí và tuyên truyền trong tôi là thế đấy và những ngày sau là 2 tuần học chính trị. Nhờ đó tôi mới biết được quá trình phát triển của trưừong không hề đơn giản chút nào: Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo Nghị quyết số 36 NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, trên cơ sở hợp nhất 3 trường. Trường Nguyễn Ái Quốc II, Trường Tuyên huấn và Trường Đại học Nhân dân, Ngày 16 tháng 01 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Trường.
Từ khi thành lập đến nay, trường lần lượt có các tên:
Trường Tuyên giáo trung ương(1962- 1969)
Trường Tuyên huấn Trung ương(1970- 1983)
Trường Tuyên huấn Trung ương I (1984 -2/1990) trên cơ sở hợp nhất Trường Tuyên huấn Trung ương với Trường Nguyễn Ái Quốc V
Trường Đại học Tuyên giáo(1990 - 3/1993)
Phân viện Báo chí và Tuyên truyền(4/1993 đến 6/2005)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền(6/2005 đến nay)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua chặng đường lịch sử vẻ vang 50 năm xây dựng và trưởng thành..
Trong 50 năm ấy, tuy mang những tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Song Học viện luôn là mái trường của Đảng. Từ năm 1990 đến nay vừa là trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa là bộ phận hữu cơ cấu thành Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Là một trường của Đảng với nhiệm vụ đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo ở Trung ương và địa phương từ trình độ sơ cấp trở lên về lý luận và nghiệp vụ, đến nay Học viện trở thành một trung tâm quốc gia lớn về đào tạo giảng viên lý luận Mác Lê Nin , tư tưởng Hồ Chí Minh, phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên truyền, đội ngũ những người làm công tác tư tưởng văn hóa của đất nước.
Hiện tại Nhà trường đào tạo 29 chuyên ngành bậc đại học, 13 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Hàng năm Học viện tuyển sinh gần 1800 sinh viên chính quy tập trung và gần 2000 sinh viên chính quy không tập trung. Năm 2013, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ tuyển sinh 500 học viên cao học, 20 nghiên cứu sinh. Đặc biệt, Học viện được tín nhiệm giao nhiệm vụ tuyển sinh để đào tạo 240 thạc sĩ các ngành Báo chí, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Kinh tế chính trị cho 3 khu vực trọng điểm quốc gia là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ.
Tổ chức bộ máy của Nhà trường có 34 đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc gồm 18 Khoa, 03 Ban, 01 Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Văn phòng Học viện, Trung tâm Thông tin khoa học, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và 05 phòng chức năng.
Hiện nay, Học viện có gần 400 cán bộ, viên chức, trong đó 2/3 là giảng viên. Đội ngũ cán bộ giảng dạy có 23 giáo sư, phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, trên 150 thạc sĩ. Nài ra, Nhà trường cũng mời nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành về lý luận chính trị và báo chí, truyền thông tham gia giảng dạy, hướng dẫn viết luận án và luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học.
Một trong những ngôi trường trọng điểm của Việt Nam
Hoạt động chuyên môn của Nhà trường so với thời kỳ đầu đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các chuyên ngành được mở rộng và đào tạo liên tục theo niên khoá. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động chung, góp phần bổ sung và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Các trang bị, thiết bị kỹ thuật hiện đại được đầu tư nhằm phục vụ kịp thời cho các chuyên ngành đào tạo đặc thù. Nhà trường mở rộng các hoạt động hợp tác với các đối tác nước nài, bắt đầu tham gia các dự án Quốc tế. Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật. Chất lượng đào tạo nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ của Đảng và Nhà nuớc.
Trong suốt chặng đường 50 năm qua, bằng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Học viện đã khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với long tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Với những thành tích to lớn đó, Học viện được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương độc lập hạng nhì(1992), Huân chương Độc lập hạng nhất (2001), Huân chương Hồ Chí Minh (2007).
Được biết về lịch sử của Học viện khiến tôi - một tân sinh viên sẽ hết sức nỗ lực không chỉ vì bản thân mình mà còn cho gia đình.
Nài ra, những hoạt động tình nguyện sẽ mang chúng ta đi khắp mọi nơi, những câu lạc bộ phát triển tài năng hay những nơi gọi là “nhà” tại AJC (Hội sinh viên các tỉnh tại Học viện) luôn luôn chào đón các thành viên,… Sinh viên trường báo tự tin, năng động đến lạ? Có nhiều người đã nói vứoi tôi như vậy. Không hẳn họ tiếp xúc với tôi, với các sinh viên của trường mà bởi các hoạt động luôn luôn thu hút mọi người.
Sinh viên tình nguyện tại AJC
Bạn sẽ không thấy cô đơn trong chính nơi bạn nghĩ rằng rộng lớn đến vậy? Bởi ngôi trường thân yêu này, những con người dễ mến đó sẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta. Cũng chính từ nơi gọi là “nhà” – Hội sinh viên Hải Phòng tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi thấy mình như có anh, có chị thân quen nơi đây, giúp tôi trưởng thành hơn, tự tin hơn trong học tập và cuộc sống.
Hội sinh viên Hải Phòng tại AJC
Học kỳ đầu tiên đối với tôi thật nặng nề, có lẽ vì tôi chưa quen với những phương pháp dạy và học mới và cũng bởi vì tôi phải tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới trong khi bản thân chưa chuẩn bị được nền tảng. Nhìn những cuốn giáo trình “dày và nặng” tôi thật sự không biết mình phải làm gì…. Rồi lần đầu tiên sống xa nhà, những hình ảnh về gia đình cứ hiện về, nỗi nhớ luôn luôn thường trực trong lòng. Bất giác cảm thấy cô đơn, nhỏ bé, lạc lõng trong một thành phố rộng lớn khi lần đầu tiên xa nhà một mình như vậy! Nhưng rồi những lời động viên nhau của bạn bè, thầy cô và bố mẹ lại trở thành động lực để tôi thấy mình cần làm gì ở nơi đây…
Kỳ đầu tiên với kết quả không như mong đợi đã làm cho tôi khá lo lắng. Tôi đã tự đổ lỗi cho nhà trường vì chương trình và nội dung học không cuốn hút mà quên mất rằng chính tôi đã không thực sự cố gắng và chú tâm vào học tập. Nhưng rồi tôi nhận ra bạn bè xung quanh ai cũng học tốt và đạt thành tích cao. Khi đó tôi tự hứa với lòng mình phải gác lại những tình cảm cá nhân, lấy nó làm động lực để cố gắng. Tôi quan niệm rằng, việc học là việc nhẹ nhàng nhất, hãy nghĩ đến những người thân yêu, họ phải làm lụng vất vả để cho mình có thời gian ngồi trên giảng đường này, vì vật, hãy sống và học tập làm sao để không phụ lòng sự hy sinh của gia đình. Từ đó tôi luôn nỗ lực trong từng công việc. Những lời tâm sự, động viên của thầy cô, bạn bè đã giúp tôi cố gắng nhiều hơn. “ Mọi sự cố gắng đều được đền đáp xứng đáng”. Tôi cải thiện được kết quả học tập của mình, tham gia các hoạt động giúp tôi tự tin hơn, năng động hơn. Tôi luôn nhớ một câu trong bài văn “ Mùa lạc” của nhà văn Nguyễn Khải lúc học phổ thông: “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hi sinh gian khổ, sống ở đời không có đườnh cùng, chỉ có những ranh giới, vấn đề cốt yêu là phải có sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy”.
Nhưng cho đến bây giờ tôi đã biết mình cần cố gắng như thế nào và cố gắng ở điểm nào để có thể có kết quả tốt nhất
Phát thanh K35 - Nơi gắn kết tuổi trẻ của chúng tôi
Những năm tháng dưới mái trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi không chỉ được học những kiến thức về chuyên ngành giúp tôi lập nghiệp mà thông qua các hoạt động đã giúp tôi trưởng thành, vững vàng hơn rất nhiều.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trở thành niềm tự hào của riêng tôi và của tất cả các bạn. Ở đó, có những người thầy người cô tận tụy, những người bạn chân thành và có cả tình người ấm áp trong một môi trường giáo dục chất lượng. Mỗi trang giáo án đối với giảng viên của trường đều thể hiện một chữ “ Tâm” và một niềm mong mỏi lớn đối với các thế hệ sinh viên trường báo. Những hoạt đọng giao lưu, gặp gỡ giữa Ban Giám hiệu với sinh viên làm cho khoảng cách giữa Nhà trường với sinh viên thật gần gũi. Tất cả đều hướng đến một môi trường tốt nhất để sinh viên có thể thể hiện khả năng và tố chất của mình.
Khi đã là sinh viên năm 2, gần hai năm gắn bó với mái trường tôi càng thêm tin tưởng và hi vọng nhiều hơn. Niềm tin đó giúp tôi vững vàng với lựa chọn của mình, tự tin trong học tập và reng luyện, tự nhủ phải cố gang nhiều hơn để xứng đáng với những gì Học viện đã dành cho tôi. Ngày hôm nay, tôi có thể khẳng định rằng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền là lộ trình đúng bởi nơi đâychính là cánh cửa mở cho tôi nhiều cơ hội, là chìa khóa cho những ai muốn thay đổi.
Gần hai năm học gắn bó với giảng đường đầy đủ tiện nghi dạy học, sống trong khu ký túc xá đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sinh viên và vui chơi thể dục thể thao, tôi lại càng thấy yêu mến ngôi trường này hơn bao giờ hết…
Giờ đây tôi không còn là một tân sinh viên ngày nào còn lạ lẫm đứng trước trường như ngày đầu nữa mà thay vào đó với một cô bé tụ tin, mạnh dạn hơn. Tôi mong mỏi cái cảm giác khoác trên vai màu áo cử nhân như những thế hệ sinh viên ra trường đi khắp mọi miền tổ quốc, không ngại khó, không ngại khổ phục vụ đất nước.
Sinh viên trường báo tự tin, năng động với nghề
Từ giờ phút đầu tiên bước chân vào trường trở đi, là tôi như có thêm một mái nhà để yêu thương, một nơi để hướng đến và khắc sâu trong tâm trí. Một phần tuổi trẻ chủa chúng ta ở đây, một phần tình yêu của chúng ta cũng ở đây. Hai năm để hoàn thành ước mơ còn dang dở tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, để đến khi “ Phút cuối” sẽ là giây phút chúng ta trưởng thành và vững vàng nhất bước ra cuộc sống với nghề nghiệp của bản thân:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”.
Với niềm tự hào đặc biệt và tình yêu mến vô bờ, tôi mong sao Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ ngày một phát triển để đồng hành, dõi theo các lớp thế hệ trên con đường học vấn. Tôi hy vọng nơi đây sẽ mãi là ngôi nhà đầy yêu thương, là một cầu nối, một nấc thang vững chắc để nâng bước đào tạo và ươm mầm những con người tài năng, trí tuệ, giúp ích cho xã hội hôm nay và mai sau. Tôi sẽ mai tự hào về Học viện Báo chí và Tuyên truyền – AJC.
Và có lẽ cũng giống như tôi, ở đâu đó tận sâu trong đáy lòng tất cả những người con của mái nhà đầy yêu thương ấy đều dành cho trường vị trí trong trái tim. Để rồi đấy có lẽ từng hàng cây, ngọn cỏ nơi sân trường, từng khu giảng đường, ký túc xá cũng trở nên thân thuộc, đáng yêu và im đậm trong trí nhớ của thế hệ sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Từng thế hệ sinh viên đã và đang trưởng thành từ mái trường này có lẽ mãi mãi sẽ nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để tiếp bước trên đường đời đầy gian nan, thử thách. Và Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ luôn là cánh chim đầu đàn, là NƠI ƯỚC MƠ BẮT ĐẦU của sinh viên báo chí.
Đỗ Thị Thu Trang
Phát thanh K35
Cùng chuyên mục
Bình luận