Trái tim thiện nguyện của người thợ xăm 28 tuổi

(Sóng trẻ) - Khoác lên mình vẻ nài bùi bặm, có phần hơi dữ tợn với những hình xăm lớn bé trên cánh tay và lưng, cảm nhận đầu tiên của người đối diện dành cho chàng trai Ngô Quang Trung có phần ái ngại và dè chừng. Tuy nhiên, khi nhìn tất cả những gì mà anh đang cống hiến từng ngày từng giờ cho công tác thiện nguyện, nhiều người sẽ hiểu rằng “tốt gỗ” vẫn hơn “tốt nước sơn”. 

Từ  bỏ tấm bằng Sư phạm, theo đuổi đam mê với các hình Tatoo

Ngô Quang Trung (1988, Đông Tân, Đông Hưng, Thái Bình) sinh ra trong một gia đình có 2 anh chị em, bố mẹ đều là những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Nhận thấy mình có tài năng về hội họa qua những bức vẽ chi chít trên tường nhà, năm 2007, anh quyết định thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp tại trường vào năm 2010, cuộc sống bắt đầu những ngày tháng khó khăn khi tấm bằng sư phạm không dễ dàng giúp anh xin việc.

Như một cơ duyên, trong khi chưa tìm được lối đi trong công việc, anh đã mày mò những hình xăm trên da lợn và bị cuốn theo môn nghệ thuật xăm hình (Tatoo). Anh Trung chia sẻ rằng cha anh luôn ủng hộ theo con đường anh chọn nhưng mẹ của anh đã nhiều đêm thức trắng vì lo nghĩ. Nhắc đến xăm trổ, nhiều người nghĩ đến dân xã hội đen, giang hồ và hư hỏng. Phá bỏ mọi điều tiếng, anh bắt đầu hành trình khăn gói vào miền Nam với mong muốn lập nghiệp và báo hiếu cha mẹ.

Cuộc sống mới tại Tây Nguyên ngày đầu lập nghiệp cũng không khá khẩm gì hơn khi anh phải bắt đầu mọi việc từ đôi bàn tay trắng. Có khi đi vẽ tranh tường, làm tiểu cảnh hòn non bộ, mở cửa hàng bán hoa, cây cảnh,…chỉ cần có tiền để xây dựng ước mơ, bất kể việc làm nào, khó khăn mấy cũng không làm anh chùn bước. Sau 2 năm đi làm và tích góp, tiệm xăm đầu tiên trên thị trấn Gia Nghĩa đã được người thợ xăm Tatoo Ngô Quang Trung mở ra. Tuy nhiên, để xăm hình cần bỏ ra một khoản chi phí không hề rẻ. Chính vì vậy nhiều người biết anh xăm đẹp, lành nghề nhưng vẫn không đủ khả năng chi trả. Quyết không nản chí, anh tiếp tục làm đủ thứ nghề để có thể duy trì cửa tiệm và ước mơ với cây kim xăm.

167e0ebfe_anh_2.jpg
Những ngày đầu vào Tây Nguyên lập nghiệp, chính những bức vẽ trên tường là chiếc cần câu cơm giúp anh có thể duy trì và tích góp vốn thực hiện ước mơ

Sau hơn 5 năm cầm kim đứng máy, công việc của một thợ xăm Tatoo cũng đã giúp anh có một cuộc sống ổn định.  Hàng trăm nghìn hình xăm đã ra đời tại đây và mang theo nhiều ý nghĩa tích cực mà chàng thợ xăm Ngô Quang Trung muốn gửi gắm.

Thế nhưng môn nghệ thuật tatoo này vẫn chưa phải là đặc điểm khiến người dân thị xã Gia Nghĩa nhắc nhiều về anh đến như vậy. Vượt xa khỏi những hình xăm “hổ báo” chính là trái tim của một người trẻ đây nhân hậu, tốt bụng và nhiệt tình với công việc thiện nguyện.

Nghề săm, hành trình thiện nguyện và trái tìm giàu lòng trắc ẩn

Để thực hiện bài phóng sự về anh, người viết đã phải thuyết phục rất lâu, bởi lẽ anh luôn né tránh và từ chối nhiều lần. Không phải anh sợ báo chí, càng không phải vì dư luận. Đối với anh, công việc của một người làm từ thiện không phải để mua danh hãnh diện với đời mà đơn thuần chỉ là những việc làm bắt đầu từ cái tâm, cái thiện trong trái tim. Hơn 7 năm nay, sống với trái tim từ thiện đầy nhiệt huyết, chưa một ngày nào anh biết mệt mỏi hay muốn dừng lại.

Từ nhiều năm nay, người dân thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông vẫn gọi anh Ngô Quang Trung với cái tên trìu mến là “ông bố đông con nhất làng”. Các con tại mái ấm của anh Trung đến nay lên tới 23 cháu. Các con đều do anh một tay nhận nuôi và chăm sóc từ Trung tâm từ thiện Bạch Tuyết thuộc phường Phú Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa. Không phải là người sinh ra, không có quan hệ ruột thịt máu mủ, tuy nhiên chưa lúc nào ông bố trẻ 28 tuổi này lại không đau đáu những nỗi lo về cơm áo, tương lai của các con.

167e0ebfe_anh_3.jpg
Anh Trung bên cạnh các con trong mái ấm tại Trung tâm tự thiện Bạch Tuyết

Tự nhận mình không phải là người giàu có về tài chính, tất cả những hoạt động thiện nguyện của anh đều phải lên kế hoạch từ rất lâu. Những ngày tháng đầu tiên đến với trung tâm từ thiện Bạch Tuyết, nhìn các con sống quá sơ sài, anh không cầm được nước mắt. Từ đó, chàng thợ xăm khi ấy mới 25 tuổi đã nung nấu ý chí muốn giúp đỡ các con trong trại. Để làm được điều đó, anh bắt tay vào kiếm tiền từ chính những bức tatoo. Chiến dịch đổi hình xăm lấy mì tôm cho các bé trong trung tâm từ thiện Bạch Tuyết ra đời và được đông đảo các bạn trẻ ủng hộ.  Toàn bộ khách đến xăm hình trong suốt chiến dịch thay vì trả tiền chi phí sẽ trả bằng mì. 

Nhắc lại kỉ niệm trong những lần đầu tiên làm tình nguyện từ chương trình đổi hình xăm lấy mì, anh chia sẻ: “Những ngày đầu làm chương trình đó, tôi làm một mình vì chưa có ai tôi thực sự tin tưởng. Có những hôm khách tới xăm đông, gần khuya vẫn có người muốn đổi thùng mì lấy hình xăm, tôi cũng cố gắng. Với tôi chỉ là cố thêm một chút không đáng nhưng các con ở trung tâm chắc chắn sẽ có thêm nhiều phần ăn”. 

Thiện nguyện là không có đích đến, đích đến là đem tình yêu lan tỏa tới cộng đồng

Công việc từ thiện đã dần ngấm vào máu, thành một phương châm sống, lẽ sống trong con người anh. Sau chương trình thiện nguyện đổi hình xăm lấy thùng mì, một loạt các chương trình khác được anh bắt tay vào làm và ngày càng nhận được sự chung sức, chung lòng từ nhiều bạn trẻ tại Đăk Nông. 

Một bếp ăn tự thiện được lập ra với việc chung sức, chung lòng từ nhiều mạnh thường quân đã giúp các bệnh nhân tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông có thêm bữa ăn, thêm chất dinh dưỡng. Tại bếp ăn, đêm đêm đỏ lửa sáng ánh đèn, hàng chục tình nguyện viên của câu lạc bộ Hành trình yêu thương do anh thành lập.

167e0ebfe_anh_5_2.jpg
Bếp ăn từ thiện do anh Trung thành lập cùng câu lạc bộ Hành trình yêu thương đã đem đến hàng nghìn xuất ăn cho các bệnh nhân nghèo tại bệnh viên Đa khoa tỉnh Đắc Nông

Chưa dừng tại đó, anh còn tham gia và tập hợp những bạn trẻ có cùng ước muốn thiện nguyện thành lập nghĩa trang chôn cất hơn 2000 thai nhi bị bỏ rơi tại thị trấn Đăk Mil. Anh chia sẻ: “Tôi chỉ cảm thấy xót thương cho các bé ấy. Vốn dĩ các con đã có thể chào đón cuộc sống này một cách an yên. Chính vì quá thương xót nên tôi cùng các bạn ở đây mới làm công việc là giúp các bé có một nơi an nghỉ, một cái tên trước khi các bé về với cát bụi”. 

Có tận mắt chứng kiến anh chôn cất từng thai nhi nhẹ nhàng, cần thận mới thấy cái tâm của một người làm thiện nguyện lớn như thế nào. Hai bàn tay anh nâng nhẹ hài nhi như muốn ôm các con vào lòng. Anh nhẹ nhàng đặt các con vào chiếc hộp nhỏ bên trong đã lót vải đỏ, đậy nắp và từ từ hạ chiếc hộp xuống. Khuôn mặt anh trùng xuống, đôi mắt đỏ đục, đôi bàn tay đan chặt vào nhau. Anh vừa làm, vừa đọc kinh Phật mong các sinh linh vắn số sớm được an nghỉ vĩnh hằng. 

167e0ebfe_anh_6.jpg
Anh Trung trầm tư trước phần mộ một thai nhi vắn số, anh chắp tay cầu mong cho các bé được an nghỉ vĩnh hằng

Nhiều lần đi làm phần mộ an táng về, anh Trung thường xuyên mất ngủ. Có đêm, anh thức trắng tới sáng, chỉ nằm và nghĩ ngợi và cho đến tận khi tự tay mình sắp xếp chỗ an nghỉ cho các bé xong xuôi, trong lòng anh mới cảm thấy thanh thản, bình yên. 

Cứ như thế, hàng ngàn những công việc thiện nguyện chẳng cần gọi tên được anh Trung vạch ra rồi lặng lẽ thực hiện. Song hành đam mê với những tấm hình Tatoo có phần hung dữ và cá tính là ẩn sâu con người anh những khao khát những ước mơ được làm từ thiện. 

Tatoo và thiện nguyện là 2 khái niệm vốn dĩ không hề liên quan đến nhau nhưng với Ngô Quang Trung, đó chính là 2 phần của một nhịp sống, của sự hòa quyện giữa đam mê cá nhân và những đóng góp, cống hiến những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Và nếu với Tatoo, anh đang vẽ một bức họa đầy cá tính thì với thiện nguyện, anh cũng lại đang họa nên cho đời một bức tranh đầy sự nhân hậu và mang yêu thương ấy lan tỏa đến khắp muôn nơi. 

Nguyễn Mai

Đa phương tiện K34A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN