Tràn lan các cuộc thi sắc đẹp


(Sóng Trẻ) - Chưa bao giờ các cuộc thi sắc đẹp nhiều và “loạn” như bây giờ: từ thật đến ảo liên tiếp được tổ chức, với quy mô cấp toàn quốc, thế giới cho đến quy mô cấp… xã, phường. Hệ quả là sau những cuộc thi này xuất hiện hàng loạt các hoa hậu, đến mức “nhà nhà thành hoa hậu, người người là hoa hậu”. Nhiều người còn nói vui rằng Việt Nam giờ đang trong thời “loạn” hoa hậu, người đẹp còn nhiều hơn người xấu.

“Nấm mọc sau mưa”


Trong thời gian gần đây, “đại hội” người đẹp ngày một nở rộ. Các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu thế giới người Việt, Hoa hậu người Việt tại châu Âu, Hoa hậu người Việt hoàn cầu… được tổ chức đồng loạt với tên gọi na ná nhau. Việc tràn lan các cuộc thi sắc đẹp này khiến người xem bị lạc giữa “một rừng người đẹp”, không biết đâu mà lần. Khán giả có nhầm lẫn giữa hoa hậu cuộc thi này với hoa hậu cuộc thi kia thì cũng là chuyện “thường tình”.
 
“Chán chê” với các cuộc thi lớn, người xem lại tiếp tục được thưởng thức các cuộc thi có quy mô nhỏ hơn – thường được gọi là thi “Miss”. Các báo, các công ty coi những cuộc thi Miss như một chiến lược quảng cáo, nhằm phô trương hình ảnh của ban tổ chức. Trong số này có thể kể đến các cuộc thi như Ngôi sao tuổi Teen Việt Nam 2010, I Miss Thăng Long 2010, Miss Cuxi của Yamaha, Miss Ngôi sao…
 
Chưa hết, hưởng ứng theo phong trào, các trường phổ thông, đại học cũng liên tiếp tổ chức những cuộc thi để tìm người đẹp. Những cuộc thi như “Sinh viên thủ đô thanh lịch 2010”, Miss Teen…, liên tục được tổ chức, hàng loạt các cuộc thi ra đời với tốc độ chóng mặt.
 
Trong cuộc chạy đua ấy,lại có thêm vô số “người đẹp” ra đời: Từ Miss ĐH Bách Khoa, Miss ĐH Thủy Lợi, Miss ĐH Mỏ Địa chất, Miss ĐH Sư Phạm, Miss ĐH sư phạm Vinh, Miss ĐH Huế… Có lẽ cảm thấy mỗi trường có một người đẹp là chưa đủ, các khoa trong trường cũng đua nhau tổ chức các cuộc thi tìm người đẹp cho riêng mình. Thành ra tại nhiều trường đại học, có bao nhiều khoa thì có bấy nhiêu Miss.
 
 20092690d_392011122529698.jpg
 
Miss ĐH văn hóa thi trang phục thể thao hay thi áo tắm?


Sự gia tăng về số lượng các cuộc thi người đẹp khiến cho mật độ diễn ra của các cuộc thi này trở nên thường xuyên và dày đặc hơn. Có lẽ vì thế mà sự quan tâm của người xem đối với những cuộc thi sắc đẹp cũng nhạt dần, Có thể nhận thấy, cái gì quá thừa thì cũng không còn đúng với giá trị của nó nữa.
 
Dấu hỏi về chất lượng

 
Số lượng tăng nhưng chất lượng thế nào thì thật khó phán xét. Có lẽ do yếu tố tài chính và khả năng tổ chức nên hầu hết các cuộc thi sắc đẹp này đều được tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ.
 
Với các cuộc thi Miss cấp trường, luôn có một công thức đơn giản bao gồm 3 bước: sơ tuyển qua ảnh, thi tài năng, và cuối cùng là đêm chung kết. Đây là tất cả các bước trong quy trình chọn ra một Hoa khôi. Số lượng người tham gia không nhiều, tuyển chọn có phần hời hợt, thử hỏi chất lượng nằm ở đâu?.
 
Đến ngay cả cuộc thi mang tầm vóc quốc gia như như cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2008, tân hoa hậu T.T.T.D và vụ lùm xùm chưa tốt nghiệp phổ thông cũng đặt ra câu hỏi về quy trình tuyển chọn ra người xứng đáng, có cả sắc lẫn tài. Gần đây nhất có thể kể tới cuộc thi “Hoa hậu Việt Nam hoàn cầu” mà thí sinh đăng quang là Ngọc Trinh – một tên tuổi được biết đến trước đó bởi danh hiệu “nữ hoàng đồ lót” cũng gây ra không biết bao nhiêu những tranh cãi.
 
Rất nhiều ý kiến đưa ra, ủng hộ thì ít nhưng chê bai thì nhiều. Chỉ một bài phỏng vấn trước khi đăng quang mà cô hoa hậu đã bộc lộ lỗ hổng văn hóa “to đùng” và sự thiếu hụt về mặt nhận thức của cô đối với cuộc sống của chính bản thân. Đọc bài phỏng vấn, không ít người thắc mắc liệu có phải Hoa hậu ngày nay chỉ cần yếu tố sắc đẹp mà bỏ qua tri thức?
 
       20109c39f_392011122528440.jpg
 
Ngôi vị “Hoa hậu” của Ngọc Trinh gây nhiều tranh cãi


Hầu hết cuộc thi sắc đẹp đều được tổ chức với mong muốn tìm ra những người đẹp thật sự cả về sắc lẫn tài. Nhưng với việc tổ chức những cuộc thi “chụp giật”, thiếu đi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thí sinh “bát nháo” như hiện nay thì chỉ càng khiến khán giả quay lưng lại với họ. Đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn rạch ròi hơn về những cuộc thi sắc đẹp để phân định rõ đâu là một cuộc thi thực sự và đâu chỉ là một sự kiện giải trí đơn thuần.
 
Tựu chung lại, ngôi vị nào đăng quang cũng đáng quý, nhưng quý hơn cả là giá trị thực sự của những chiếc vương miện đó đối với cộng đồng. Sắc đẹp cần đi kèm với cái tâm, cái tài thì hai chữ “Hoa hậu” mới có sức chinh phục công chúng.
 
Thanh Loan, Lan Tâm, Lan Nga, Đỗ Bài, Trà My
 

Báo mạng điện tử K.28
 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN