Tranh Đông Hồ - dòng tranh lưu giữ hồn Việt

(Sóng trẻ) - Làng tranh Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian. Những bức tranh màu sắc trang nhã, mang đậm cốt cách dân tộc đã trở thành nét đẹp không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. 

c957f9b54_0969958_1997054457015587_8699706766310506496_n.jpg

Tranh Đông Hồ mang vẻ mộc mạc giản dị của xứ Kinh Bắc

Tranh Đông Hồ được bày bán quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là dịp Tết.Tranh được chia làm 5 dòng chính: tranh thờ cúng, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và tranh bộ theo tích truyện. Nội dung phản ánh của tranh Đông Hồ vô cùng đa dạng, từ việc giáo dục lòng yêu nước như mảng tranh lịch sử, đến đề cao lòng nhân ái, yêu cái tốt, đả kích sâu cay như “Đám cưới chuột”; châm biếm nhẹ nhàng như “Hứng dừa”...

Nét độc đáo nhất ở tranh Đông Hồ nằm ở kỹ thuật in hoàn toàn bằng thủ công, dùng ván khắc, không dùng bút vẽ hay tô màu. Sử dụng sáng tạo những nguyên liệu rất mộc: Vỏ sò điệp trộn hồ, than gỗ xoan,than lá tre, lá chàm, hoa hòe… tạo ra màu sắc vừa nhu vừa sáng, hài hòa trong từng họa tiết.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế - nghệ nhân gạo cội của làng tranh dân gian Đông Hồ) cho biết: “Tranh Đông Hồ được khắc từng nét trên ván gỗ, nền tranh là giấy dó được làm từ vỏ cây dó, phết lên lớp điệp một màu óng bạc nghiền mịn từ bột vỏ sò. Để hoàn thành một sản phẩm, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận từng chi tiết...”

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế chia sẻ kinh nghiệm chơi tranh phù hợp dịp đầu năm mới
Nhờ sự sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc của dòng tranh, tranh Đông Hồ đang được nhiều người yêu thích và bán rất chạy.

c957f9b54_51129481_374334340063043_1757155302152601600_n.jpg

Mẫu tranh mới phục vụ cho dịp Tết cổ truyền




Người con trai đầu của ông Nguyễn Đăng Chế đang khắc tỉ mỉ từng họa tiết trên ván gỗ

Trong sự phát triển ngày càng đa dạng của các loại hình nghệ thuật mới, dòng tranh dân gian không còn giữ được vị trí độc tôn như xưa. Để bắt kịp xu hướng đó, những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ đã không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bắt kịp xu hướng thời đại nhưng vẫn giữ được những giá trị truyền thống cốt lõi của cha ông.

c957f9b54_0999727_1662990183800908_2539524672186220544_n.jpg

Tranh Đông Hồ ngày càng đa dạng về thể loại, kích thước, bắt kịp xu hướng của khách hàng

Anh Đặng Thanh Tuyền (20 tuổi, Tiên Du, Bắc Ninh) chia sẻ: “Tranh Đông Hồ vẫn đẹp mộc mạc và tinh tế như vậy. Nhưng nó trở nên thú vị hơn khi được in lên nhiều bề mặt như gỗ tranh tứ quý, sổ viết, lịch...”

d05c9062f_1495596_302456670618408_733997365286928384_n_1.jpg

Bạn trẻ thích thú với dòng tranh dân gian Đông Hồ

Với sự kết hợp độc đáo giữa nét truyền thống và hiện đại tranh Đông Hồ thu hút rất nhiều người quan tâm đặc biệt là thế trẻ yêu, trân trọng giá trị văn hóa dân tộc.

Giữ  gìn bản sắc văn hóa dân tộc là nét độc đáo ở dòng tranh dân gian Đông Hồ, thể hiện dòng chảy phát triển “hội nhập nhưng không hòa tan” của dân tộc Việt.

                                                                                         Bài và ảnh: Lan Nhi

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN