Trào lưu hành xác của giới trẻ

(Sóng Trẻ) - Buồn chán vì gia đình, học tập, tình yêu, … nhiều bạn trẻ sẵn sàng giải tỏa stress bằng những cách “không giống ai” như xăm mình, tuyệt thực hay rạch tay. Nguy hiểm hơn, những kiểu “hành xác” như vậy đang trở thành trào lưu của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Thú vui ghê rợn của giới trẻ

Hội chứng ngược đãi bản thân (Self-harm) là một căn bệnh dễ mắc phải ở tuổi vị thành niên khi rơi vào trạng thái bất ổn về tinh thần. Họ có khuynh hướng tự làm đau chính mình và muốn nổi loạn.

14272f284_6f2adf9aba766f777c5b7324bdd31b7f_50668579.nh1.jpg

Rạch tay hành xác (internet)

Có rất nhiều lý do để các bạn trẻ tìm đến việc thể hiện cảm xúc bằng cách hành hạ bản thân. Những việc dễ bắt gặp trong cuộc sống như: chuyện tình cảm không thành, học tập sa sút, thiếu sự quan tâm, chia sẻ của gia đình.

Tự tử hoặc đe dọa, tuyên bố tự tử không còn là hình thức duy nhất để các bạn trẻ tự giải thoát mình mà thêm vào đó là tự ngược đãi bản thân. Nhiều bức ảnh với những vết cứa chằng chịt, máu vẫn còn tươi được đăng tải trên mạng thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Trên mạng xã hội facebook, bên cạnh những bình luận phê phán hành động dại dột và thiếu suy nghĩ thì có không ít người “like”, cổ vũ, khiêu khích cho trào lưu đang ăn sâu vào một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Hoàng Anh (sinh viên Đại học Thương mại) chia sẻ: “Chuyện giới trẻ hiện nay thích hành xác không phải điều quá mới lạ. Chỉ cần dạo qua một vài trang facebook là có thể bắt gặp hình ảnh rạch tay của các em, đặc biệt là teengirl. Nài rạch tay thì nhiều teen còn có xu hướng tuyệt thực để chống đối lại điều gì đó”.

Một thành viên của “Hội những người thích rạch tay và hành xác (EMO)” kể lại lần đầu hành xác: “Chẳng ai muốn bị đau cả. Nhưng một khi buồn chán thì chẳng có nỗi đau thể xác nào sánh bằng. Lần đầu tớ thấy hơi đau nhưng cả nhóm hô hào, khích lệ nên những lần sau thấy bình thường thôi”.

Đã thành trào lưu nên nhiều teen khi buồn cũng rạch tay. Điểm kém hay thất tình cũng rạch tay. Hay có nhiều teen không có gì buồn nhưng thấy những người xung quanh làm vậy cũng làm theo. Họ coi cơ thể là nơi để trút giận. Đến nỗi, nhiều teen nghiện “hành xác”. Ngày nào không rạch, không chụp ảnh đăng lên facebook là không chịu được.

Cần lắm sự quan tâm

Ở lứa tuổi này, những suy nghĩ non nớt và trạng thái tinh thần rất dễ bị tổn thương nên các em luôn cần sự đến sự quan tâm của gia đình, bạn bè, những người xung quanh. Nếu điều đó không được đáp ứng thì việc tham gia vào các “thú vui” mạo hiểm là điều khó tránh khỏi.

1427d11f0_fddba2ba7141434c868300b50027f7ff_50668580.nh2.jpg
 Luôn cần một vòng tay (internet)

Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chỉ cần mang lại đầy đủ về mặt vật chất cho con cái là đủ. Tuy nhiên, họ quên hoặc vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không có thời gian chăm sóc con cái về mặt tinh thần, đạo đức, dành thời gian để chia sẻ với con cái về những khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống.

“Trao đổi với Ngôi Sao, TS tâm lý Hồ Văn Liên, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng, hành động cắt tay của các học sinh chủ yếu là con nhà khá giả ở thành phố, chỉ là thể hiện sự đua đòi, những suy nghĩ muốn khẳng định mình, thu hút sự chú ý về phía mình một cách lệch lạc. Bên cạnh đó, hành động cũng thể hiện một sự phản kháng của tuổi đang lớn, hoặc nhiều khi chỉ để che đậy những bất lực trước những khao khát, những ước mơ không thể thực hiện được”. (Trích nguồn: http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Trao-luu-teen-cat-tay-hanh xac/50804633/407/)

Phương Loan (sinh viên Đại học Thăng Long) tâm sự: “Gia đình mình thuộc hàng khá giả, nhưng cũng chính vì khá giả mà bố mẹ có rất ít thời gian chăm sóc con cái. Mình không có ý định xăm vì biết như thế không hay nhưng một phút nông nổi nghe theo bạn bè nên trên cổ mình có hình một con bướm. Tất cả cũng chỉ vì muốn được bố mẹ quan tâm, chú ý, dù chỉ một chút”.

Phương Anh (Lớp 12, THPT DL Lương Thế Vinh) cho rằng: “Mỗi người đều có một thế giới riêng, một hoàn cảnh, tâm trạng riêng. Họ có quyền thể hiện cảm xúc của mình nhưng những hành động hành xác là điều không nên. Không những làm hại với thân thể mình mà còn khiến những người xung quanh phải lo lắng, tổn thương”.

Lời kết

Tự hành hạ bản thân mình không phải cách để tự khẳng định giá trị bản thân và giải tỏa stress. Nhưng chúng ta cũng cần phải khách quan hơn trong việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ làm như vậy để có thể giúp trẻ phục hồi.

                             Tạ Hà, Khánh Huy, Lê Thủy, Hồng Hạnh, Diệu Linh

                             Báo mạng điện tử K30
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN