Trò chuyện cùng "Kẻ ích kỉ lãng mạn" – Frédéric Beigbeder
(Sóng Trẻ) - Tối ngày 11.4, tại thư viện Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diền ra buổi tọa đàm nhân dịp ra mắt cuốn tiểu thuyết Kẻ ích kỉ lãng mạn (NXB Nhã Nam).
Prédéric Beigbeder là một trong những nhà văn nổi tiếng trong trào lưu tiểu thuyết hiện đại Pháp. Ông là một con người đa tài: làm quảng cáo, nhà văn, nhà phê bình văn học, làm chương trình thời luận,... cho nhiều tờ báo và các đài nổi tiếng: tạp chí Elle, Paris, Voici,..chương trình trên kênh Pari Première, Canal+,…
Hơn hết, Beigbeder là một người có niềm đam mê văn chương và công việc viết sách. Hầu hết các tác phẩm của ông đều gặt hái được nhiều thành công: 99 francs (đã được chuyển thể thành phim), Windows on the world (nhận được giải Prix Interallié), Một tiểu thuyết Pháp (nhận giải Renaudot, 2009),… Kẻ ích kỉ lãng mạn là một cuốn sách tiếp nối những thành công của tác giả. Đây là cuốn tiểu thuyết thứ 3 của ông được dịch sang tiếng Việt.
"Kẻ ích kỉ lãng mạn" bản tiếng Việt và tiếng Pháp.
Buổi tọa đàm có sự tham dự của 3 diễn giả: Nhà văn DiLi, Tiến sĩ văn họa Trần Hinh (Chủ nhiệm bộ môn Nghệ thuật học, giảng viên bộ môn Văn học phương Tây ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn), và độc giả Trần Thị Hồng Hạnh. Các diễn giả đã cùng bạn đọc trao đổi về cuốn sách Kẻ ích kỉ lãng mạn cũng như phong cách sáng tác của Prédéric Beigbeder.
Từ trái sang: độc giả Trần Thị Hồng Hạnh, Tiến sĩ văn họa Trần Hinh, nhà văn DiLi.
Tác phẩm kể về Oscar Dufresne, một nhà văn 34 tuổi ích kỉ, bị ám ảnh về tình dục, ưa châm chọc người nổi tiếng mà anh ta gặp trong những lần đến hộp đêm, trong những buổi tiệc tùng điên đảo của những kẻ giàu có ăn chơi. Tuy nhiên, ta có thể cảm nhận phía sau Oscar Dufresne ích kỉ là một tâm hồn lãng mạn, đầy rung động, mong manh dễ vỡ.
Cuốn sách thu hút sự quan tâm lớn của độc giả.
Phần lớn tác phẩm của Beigbeder mang dáng dấp tự truyện, bộc lộ cá nhân như chính tác giả tâm sự “bởi không đủ can đảm để biến mất nên tôi đã phô mình ra cho đến khi nó nổ tung”. Lối viết “tự ăn mình” của Beigbeder là một thứ thời thượng của văn học Pháp. Tiến sĩ Trần Hinh cho rằng: “tác giả đã chọn tự truyện để viết ra sự thật, và chỉ có sự thật mà thôi”.
Văn chương ông có lượng tri thức phong phú như một thư viện bách khoa với cách sử dụng từ ngữ phóng khoáng, tự do nhưng cũng rất hài hước, sành điệu, phớt đời và ngạo nghễ. Cuốn sách thật sự khiến người đọc phải băn khoăn, trăn trở, có cái nhìn chân thực hơn về mặt trái cuộc đời như nó vốn có.
Nguyễn Huệ
Lớp Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận