Tương lai nào cho các đài phát thanh địa phương ở nước ta hiện nay?
(Sóng trẻ): Những câu chuyện “cười ra nước mắt” mà nhà báo phát thanh, nhất là nhà báo phát thanh địa phương, gặp phải trong quá trình tác nghiệp như ở nước ta hiện nay không có ở nhiều nước trên thế giới. Ở những quốc gia khác, nhà báo (dù là báo phát thanh, báo truyền hình, báo in hay báo mạng…) đều được đối xử với thái độ tôn trọng như nhau. Còn ở ta thì sao?…
Nước ta hiện nay có 64 đài phát thanh địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 600 đài phát thanh, truyền thanh cấp Huyện và gần 8000 đài truyền thanh cấp xã. Đài phát thanh địa phương có nhiệm vụ cung cấp những thông tin nhanh nhất về tình hình đất nước, tình hình địa phương, trọng tâm là những thông tin trong xã, huyện, tỉnh, trên tất cả các mặt…
Hiện nay, trừ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Phú Yên có đài phát thanh (cấp tỉnh, thành phố) độc lập, tất cả các tỉnh, thành còn lại đều gộp chung phát thanh và truyền hình, gọi là Đài phát thanh và Truyền hình. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương cùng chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong xu thế khởi sắc của loại hình báo chí truyền hình, các đài truyền hình địa phương cũng đang có những bước phát triển mới. Nài đài Truyền hình quốc gia, các đài truyền hình địa phương là người bạn thân thiết của hầu hết các gia đình. Trong khi đó, phát thanh địa phương dường như vẫn đang đi những bước chậm chạp. Nài một vài đài phát thanh đã có những cố gắng trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin trên làn sóng phát thanh như đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, đài Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương, Yên Bái, Quảng Trị, Cần Thơ…, nhiều đài phát thanh địa phương hiện nay rơi vào tình trạng “không có thì thiếu, có thì thừa”, nghĩa là vai trò mờ nhạt, hoạt động không hiệu quả. Phát thanh địa phương rõ ràng đang bị “lép vế” so với truyền hình địa phương. Sự “lép vế” đó có thể được phân tích trên các góc độ sau:
-Yếu về nghiệp vụ: Nhiều đài phát thanh địa phương chưa quan tâm đến chất lượng nội dung thông tin. Tình trạng sử dụng lại tin, bài của truyền hình, nghĩa là bỏ hình, dùng lời đang diễn ra ở nhiều đài phát thanh địa phương. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc viết cho phát thanh. Bởi vì, với truyền hình, lời nói chỉ là phương tiện hỗ trợ cho hình ảnh, lời xuất hiện để nói những điều mà hình ảnh chưa chuyển tải hết. Còn với phát thanh, tất cả mọi thông tin có trong lời nói. Vì vậy, lời của phát thanh phải đầy đặn hơn rất nhiều so với lời truyền hình. Đồng nhất “lời” của truyền hình và “lời” của phát thanh là một sự xúc phạm thính giả. Người nghe không tắt đài đi mới là chuyện lạ!
Nhiều đài phát thanh địa phương chưa đầu tư xây dựng những chương trình phát thanh mới, hấp dẫn. Có những Đài cố lấp đầy sóng bằng các chương trình ca nhạc. Hầu hết các Đài thiếu những chương trình mang tính tương tác, những chương trình trực tiếp có tính sáng tạo hoặc thiếu tìm tòi trong cách thể hiện chương trình.
-Yếu về cơ sở vật chất kỹ thuật: Phát thanh hiện đại muốn lôi cuốn được thính giả phải có sóng trong, khoẻ, chất lượng âm thanh đẹp, trung thực. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật số vào sản xuất chương trình, trong khi công nghệ sản xuất của nhiều đài địa phương vẫn dậm chân tại chỗ. Các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất các chương trình phát thanh và phát thanh trực tiếp còn thiếu hoặc chưa đồng bộ.
-Nguồn nhân lực mỏng: Những người có năng lực thường không muốn về đài địa phương để làm phóng viên, biên tập viên. Hoặc, nếu đã đầu quân cho các đài tỉnh thì người giỏi, người có tâm huyết cũng thường làm truyền hình. Vì vậy, phát thanh vừa thiếu phóng viên, biên tập viên giỏi, vừa mỏng về nhân lực. Điều đó tất nhiên ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của các chương trình.
-Chưa quan tâm nghiên cứu nhu cầu công chúng: Công tác đầu tư nghiên cứu thính giả luôn luôn quan trọng để xây dựng được các chương trình phát thanh phù hợp. Hiện nay, ở hầu hết các đài địa phương, công tác thính giả chưa được chú trọng. Phát thanh địa phương hoạt động kém hiệu quả một phần do chưa đánh thức được sự quan tâm của công chúng.
Có nên bỏ đài phát thanh địa phương?
Trong một số diễn đàn trên báo chí thời gian qua, cũng như qua ý kiến của nhiều nhà báo mà chúng tôi đã có dịp tham khảo, không phải không có ý kiến cho rằng, nên bỏ đài phát thanh địa phương. Lý giải cho điều này, họ nói, phát thanh địa phương hoạt động kém hiệu quả, đã gây ra sự lãng phí rất lớn về tiền của, nhân vật lực. Trong khi đó, người dân nông thôn hiện nay phần lớn đã có ti-vi, họ không quan tâm đến đài phát thanh địa phương. Nếu có nghe đài, phần lớn họ nghe các chương trình phát thanh của đài quốc gia. Thay vào đó, nên thành lập các đài phát thanh khu vực, hoặc tăng cường các chương trình phát thanh địa phương ở đài phát thanh quốc gia.
Vậy, phát thanh địa phương tồn tại là lãng phí hay không lãng phí? Hiệu quả hay không hiệu quả? Có nên duy trì sự tồn tại của phát thanh địa phương?
Từ thực tế hiện nay của các đài phát thanh địa phương như đã trình bày ở trên, sự lãng phí là quá rõ, vì rất nhiều đài hoạt động không hiệu quả. Nhưng, nó hoạt động kém hiệu quả, không phải vì nó không có khả năng hoạt động hiệu quả. Vấn đề là cơ chế quản lý đài phát thanh hiện nay chưa tạo điều kiện cho phát thanh địa phương phát huy được hiệu quả vốn có của nó.
Ở nhiều nước trên thế giới, phát thanh, truyền hình địa phương cùng với báo in địa phương là xu hướng phát triển chính. Một chương trình phát thanh địa phương hay có thể đánh bật các chương trình truyền hình quốc gia mỗi ngày. Ở Anh, tập đoàn BBC có đến gần 40 đài BBC địa phương. ở Đức có 16 bang, mỗi bang có ít nhất một đài địa phương, hoạt động với tư cách là đài phát thanh tư nhân, do người dân đóng góp kinh phí. ở Mỹ hiện nay, 93,7% người dân từ 12 tuổi trở lên nghe đài phát thanh quốc gia và địa phương.
Bởi vì, cũng như những loại hình báo chí địa phương khác, phát thanh địa phương hướng đến phục vụ những cộng đồng ở một địa phương nhất định, trong một phạm vi nhất định. Cùng với nhu cầu được nắm bắt những tin tức toàn cầu, tin tức trong phạm vi quốc gia, người dân còn có nhu cầu được nắm bắt thông tin ở địa phương, ngay cạnh nhà mình, ở khu dân cư mình, nơi mình làm việc, nơi con cái mình đang học tập… Mặt khác, do chi phí sản xuất rẻ hơn truyền hình, phổ biến hơn báo in nên các đài phát thanh địa phương được thành lập dễ dàng hơn. Chi phí sản xuất chương trình của phát thanh địa phương cũng rẻ hơn. Cộng với những tiện lợi khác của phát thanh như người dân có thể vừa làm việc vừa nghe đài, có thể đem theo đài tới nhiều nơi, khả năng tương tác với thính giả dễ thực hiện…, phát thanh địa phương đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, trong xu thế đa dạng hoá thông tin và phi đại chúng hoá như hiện nay, không có lý gì chúng ta lại loại bỏ đài phát thanh địa phương. Vấn đề là làm sao để phát thanh địa phương sống mạnh, sống có ích chứ không èo uột, đại khái và mờ nhạt như hiện nay. Hiện tại, một vài Đài địa phương trong đó có Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh hoạt động rất mạnh, doanh thu quảng cáo rất lớn, được người dân hào hứng đón nghe, thậm chí nhiều chương trình đã phổ cập tới lớp trẻ trên toàn quốc nhờ mạng Internet. Đó là vì Đài này đã tách ra hoạt động độc lập, có mục tiêu phát triển đúng đắn, có sự đầu tư tài chính hợp lý, có chính sách quản lý rõ ràng.
Điều đó cho thấy, nếu các đài phát thanh địa phương khác cũng được đầu tư về nhân lực, vật lực, có chính sách quản lý tập trung, đồng bộ, có chiến lược phát triển rõ ràng, thì chắc chắn sẽ phát triển tốt, thậm chí là rất tốt.
Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nên tách đài phát thanh và truyền hình thành 2 đài độc lập. Việc tách phát thanh và truyền hình địa phương ở cấp tỉnh, thành phố cho phép các đài phát thanh có bộ máy quản lý riêng, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên riêng, thậm chí là có đối tượng thính giả riêng. Muốn tồn tại, phát triển, các đài phát thanh sẽ phải tự vận động, thích nghi. Nhà báo phát thanh địa phương sẽ bỏ được sự tự ti, mặc cảm khi cầm máy ghi âm đi tác nghiệp hiện trường. Trách nhiệm với ngòi bút, với chương trình và với thính giả cao hơn. Mặt khác, những người lãnh đạo quản lý đài phát thanh sẽ phải tìm cách để tờ báo của mình sống khoẻ, sống có ích.
Trong tương lai, sự thiếu về kỹ thuật, yếu về nhân lực sẽ không còn là rào cản với phát thanh địa phương. Nếu mạnh dạn áp dụng phương thức phát thanh đa phương tiện như Đài Tiếng Nói Việt Nam hiện nay đã áp dụng, tin chắc rằng tương lai của phát thanh địa phương- như một nhà báo đã nói: “sẽ vươn dài cánh sóng trên mọi miền Tổ quốc”.
Nước ta hiện nay có 64 đài phát thanh địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 600 đài phát thanh, truyền thanh cấp Huyện và gần 8000 đài truyền thanh cấp xã. Đài phát thanh địa phương có nhiệm vụ cung cấp những thông tin nhanh nhất về tình hình đất nước, tình hình địa phương, trọng tâm là những thông tin trong xã, huyện, tỉnh, trên tất cả các mặt…
Hiện nay, trừ Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Phú Yên có đài phát thanh (cấp tỉnh, thành phố) độc lập, tất cả các tỉnh, thành còn lại đều gộp chung phát thanh và truyền hình, gọi là Đài phát thanh và Truyền hình. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương cùng chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong xu thế khởi sắc của loại hình báo chí truyền hình, các đài truyền hình địa phương cũng đang có những bước phát triển mới. Nài đài Truyền hình quốc gia, các đài truyền hình địa phương là người bạn thân thiết của hầu hết các gia đình. Trong khi đó, phát thanh địa phương dường như vẫn đang đi những bước chậm chạp. Nài một vài đài phát thanh đã có những cố gắng trong công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin trên làn sóng phát thanh như đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh, đài Bắc Ninh, Điện Biên, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương, Yên Bái, Quảng Trị, Cần Thơ…, nhiều đài phát thanh địa phương hiện nay rơi vào tình trạng “không có thì thiếu, có thì thừa”, nghĩa là vai trò mờ nhạt, hoạt động không hiệu quả. Phát thanh địa phương rõ ràng đang bị “lép vế” so với truyền hình địa phương. Sự “lép vế” đó có thể được phân tích trên các góc độ sau:
-Yếu về nghiệp vụ: Nhiều đài phát thanh địa phương chưa quan tâm đến chất lượng nội dung thông tin. Tình trạng sử dụng lại tin, bài của truyền hình, nghĩa là bỏ hình, dùng lời đang diễn ra ở nhiều đài phát thanh địa phương. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc viết cho phát thanh. Bởi vì, với truyền hình, lời nói chỉ là phương tiện hỗ trợ cho hình ảnh, lời xuất hiện để nói những điều mà hình ảnh chưa chuyển tải hết. Còn với phát thanh, tất cả mọi thông tin có trong lời nói. Vì vậy, lời của phát thanh phải đầy đặn hơn rất nhiều so với lời truyền hình. Đồng nhất “lời” của truyền hình và “lời” của phát thanh là một sự xúc phạm thính giả. Người nghe không tắt đài đi mới là chuyện lạ!
Nhiều đài phát thanh địa phương chưa đầu tư xây dựng những chương trình phát thanh mới, hấp dẫn. Có những Đài cố lấp đầy sóng bằng các chương trình ca nhạc. Hầu hết các Đài thiếu những chương trình mang tính tương tác, những chương trình trực tiếp có tính sáng tạo hoặc thiếu tìm tòi trong cách thể hiện chương trình.
-Yếu về cơ sở vật chất kỹ thuật: Phát thanh hiện đại muốn lôi cuốn được thính giả phải có sóng trong, khoẻ, chất lượng âm thanh đẹp, trung thực. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật số vào sản xuất chương trình, trong khi công nghệ sản xuất của nhiều đài địa phương vẫn dậm chân tại chỗ. Các thiết bị phục vụ cho việc sản xuất các chương trình phát thanh và phát thanh trực tiếp còn thiếu hoặc chưa đồng bộ.
-Nguồn nhân lực mỏng: Những người có năng lực thường không muốn về đài địa phương để làm phóng viên, biên tập viên. Hoặc, nếu đã đầu quân cho các đài tỉnh thì người giỏi, người có tâm huyết cũng thường làm truyền hình. Vì vậy, phát thanh vừa thiếu phóng viên, biên tập viên giỏi, vừa mỏng về nhân lực. Điều đó tất nhiên ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của các chương trình.
-Chưa quan tâm nghiên cứu nhu cầu công chúng: Công tác đầu tư nghiên cứu thính giả luôn luôn quan trọng để xây dựng được các chương trình phát thanh phù hợp. Hiện nay, ở hầu hết các đài địa phương, công tác thính giả chưa được chú trọng. Phát thanh địa phương hoạt động kém hiệu quả một phần do chưa đánh thức được sự quan tâm của công chúng.
Có nên bỏ đài phát thanh địa phương?
Trong một số diễn đàn trên báo chí thời gian qua, cũng như qua ý kiến của nhiều nhà báo mà chúng tôi đã có dịp tham khảo, không phải không có ý kiến cho rằng, nên bỏ đài phát thanh địa phương. Lý giải cho điều này, họ nói, phát thanh địa phương hoạt động kém hiệu quả, đã gây ra sự lãng phí rất lớn về tiền của, nhân vật lực. Trong khi đó, người dân nông thôn hiện nay phần lớn đã có ti-vi, họ không quan tâm đến đài phát thanh địa phương. Nếu có nghe đài, phần lớn họ nghe các chương trình phát thanh của đài quốc gia. Thay vào đó, nên thành lập các đài phát thanh khu vực, hoặc tăng cường các chương trình phát thanh địa phương ở đài phát thanh quốc gia.
Vậy, phát thanh địa phương tồn tại là lãng phí hay không lãng phí? Hiệu quả hay không hiệu quả? Có nên duy trì sự tồn tại của phát thanh địa phương?
Từ thực tế hiện nay của các đài phát thanh địa phương như đã trình bày ở trên, sự lãng phí là quá rõ, vì rất nhiều đài hoạt động không hiệu quả. Nhưng, nó hoạt động kém hiệu quả, không phải vì nó không có khả năng hoạt động hiệu quả. Vấn đề là cơ chế quản lý đài phát thanh hiện nay chưa tạo điều kiện cho phát thanh địa phương phát huy được hiệu quả vốn có của nó.
Ở nhiều nước trên thế giới, phát thanh, truyền hình địa phương cùng với báo in địa phương là xu hướng phát triển chính. Một chương trình phát thanh địa phương hay có thể đánh bật các chương trình truyền hình quốc gia mỗi ngày. Ở Anh, tập đoàn BBC có đến gần 40 đài BBC địa phương. ở Đức có 16 bang, mỗi bang có ít nhất một đài địa phương, hoạt động với tư cách là đài phát thanh tư nhân, do người dân đóng góp kinh phí. ở Mỹ hiện nay, 93,7% người dân từ 12 tuổi trở lên nghe đài phát thanh quốc gia và địa phương.
Bởi vì, cũng như những loại hình báo chí địa phương khác, phát thanh địa phương hướng đến phục vụ những cộng đồng ở một địa phương nhất định, trong một phạm vi nhất định. Cùng với nhu cầu được nắm bắt những tin tức toàn cầu, tin tức trong phạm vi quốc gia, người dân còn có nhu cầu được nắm bắt thông tin ở địa phương, ngay cạnh nhà mình, ở khu dân cư mình, nơi mình làm việc, nơi con cái mình đang học tập… Mặt khác, do chi phí sản xuất rẻ hơn truyền hình, phổ biến hơn báo in nên các đài phát thanh địa phương được thành lập dễ dàng hơn. Chi phí sản xuất chương trình của phát thanh địa phương cũng rẻ hơn. Cộng với những tiện lợi khác của phát thanh như người dân có thể vừa làm việc vừa nghe đài, có thể đem theo đài tới nhiều nơi, khả năng tương tác với thính giả dễ thực hiện…, phát thanh địa phương đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, trong xu thế đa dạng hoá thông tin và phi đại chúng hoá như hiện nay, không có lý gì chúng ta lại loại bỏ đài phát thanh địa phương. Vấn đề là làm sao để phát thanh địa phương sống mạnh, sống có ích chứ không èo uột, đại khái và mờ nhạt như hiện nay. Hiện tại, một vài Đài địa phương trong đó có Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh hoạt động rất mạnh, doanh thu quảng cáo rất lớn, được người dân hào hứng đón nghe, thậm chí nhiều chương trình đã phổ cập tới lớp trẻ trên toàn quốc nhờ mạng Internet. Đó là vì Đài này đã tách ra hoạt động độc lập, có mục tiêu phát triển đúng đắn, có sự đầu tư tài chính hợp lý, có chính sách quản lý rõ ràng.
Điều đó cho thấy, nếu các đài phát thanh địa phương khác cũng được đầu tư về nhân lực, vật lực, có chính sách quản lý tập trung, đồng bộ, có chiến lược phát triển rõ ràng, thì chắc chắn sẽ phát triển tốt, thậm chí là rất tốt.
Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nên tách đài phát thanh và truyền hình thành 2 đài độc lập. Việc tách phát thanh và truyền hình địa phương ở cấp tỉnh, thành phố cho phép các đài phát thanh có bộ máy quản lý riêng, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên riêng, thậm chí là có đối tượng thính giả riêng. Muốn tồn tại, phát triển, các đài phát thanh sẽ phải tự vận động, thích nghi. Nhà báo phát thanh địa phương sẽ bỏ được sự tự ti, mặc cảm khi cầm máy ghi âm đi tác nghiệp hiện trường. Trách nhiệm với ngòi bút, với chương trình và với thính giả cao hơn. Mặt khác, những người lãnh đạo quản lý đài phát thanh sẽ phải tìm cách để tờ báo của mình sống khoẻ, sống có ích.
Trong tương lai, sự thiếu về kỹ thuật, yếu về nhân lực sẽ không còn là rào cản với phát thanh địa phương. Nếu mạnh dạn áp dụng phương thức phát thanh đa phương tiện như Đài Tiếng Nói Việt Nam hiện nay đã áp dụng, tin chắc rằng tương lai của phát thanh địa phương- như một nhà báo đã nói: “sẽ vươn dài cánh sóng trên mọi miền Tổ quốc”.
ThS Trương Thị Kiên
Khoa Phát thanh Truyền hình
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Phát thanh Truyền hình
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận