TƯỜNG THUẬT: TỌA ĐÀM “SỰ THỨC DẬY CỦA VĂN HỌC TRINH THÁM PHÁP”

(Sóng trẻ) - Tối ngày 11/10/2016 vừa qua, tọa đàm “Sự thức dậy của văn học trinh thám Pháp” đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

Tọa đàm “Sự thức dậy của văn học trinh thám Pháp” là buổi tọa đàm thứ 11 trong chuỗi hội thảo “Trò chuyện về văn học Pháp” do trung tâm Văn hóa Pháp (L’Space) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức hàng tháng. Xoay quanh việc ra mắt cuốn tiểu thuyết trinh thám Pháp mang tên “Công lý thảo nguyên” của tác giả Ian Manook, sự kiện đưa ra những lý giải về sự trỗi dậy với sức hút mãnh liệt của văn học trinh thám Pháp sau nhiều thập kỉ “ngủ quên” cũng như cùng khán giả thảo luận về tương lai của dòng tiểu thuyết này tại Việt Nam. Talkshow được chủ trì bởi nhà phê bình văn học - T.S Phạm Xuân Nguyên cùng khách mời là nhà văn Di Li và độc giả Bùi Thanh Thủy.

177da2e8c_1.jpg
 
Từ trái qua phải: TS. Phạm Xuân Nguyên, độc giả Bùi Thanh Thủy và nhà văn Di Li

Trước giờ khai mạc 15 phút, khá nhiều khán giả đã đến lấp đầy các chỗ trống trong hội trường. Tọa đàm được tổ chức trong phòng Thư viện của Trung tâm Văn hóa Pháp. Không gian nhỏ bé nhưng ấm cúng phù hợp cho một buổi trò chuyện thân mật, gần gũi giữa diễn giả và những người yêu sách.

177da2e8c_2.jpg

Lượng khán giả tham dự vượt quá số chỗ ngồi ban tổ chức chuẩn bị

18h10: Ngài Emmanuel Labrande - Giám đốc đặc trách L’Espace tuyên bố bắt đầu buổi tọa đàm và giới thiệu các diễn giả tham gia chương trình. 

 177da2e8c_3.jpg

Ngài Emmanuel Labrande tuyên bố khai mạc tọa đàm

18h15: Sau phát biểu của ngài Giám đốc, TS. Phạm Xuân Nguyên nói qua vài nét về dòng trinh thám Pháp, đồng thời giới thiệu hai độc giả đặc biệt tham dự buổi tọa đàm là dịch giả Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào – những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc dịch văn học Pháp sang tiếng Việt. Sau đó, ông cũng nhường lời cho nhà văn Di Li – người có hiểu biết sâu rộng về văn học trinh thám và cây bút đi đầu trong dòng văn học này tại Việt Nam.


18h20: Nhà văn Di Li nói tổng quan về dòng văn học trinh thám Pháp. Theo cô, dòng văn học này xuất hiện từ thế kỉ XIX và đạt đỉnh cao vào những năm 80, 90 của thế kỉ XX. Tuy vậy, sau đó văn học trinh thám Pháp có dấu hiệu chững lại và chỉ có dấu hiệu hồi sinh vào những năm gần đây. Bản thân truyện trinh thám Pháp ghi dấu ấn khác biệt bởi lối viết tài tử, phảng phất nét cổ điển, chú trọng khai thác số phận, tâm lý nhân vật chứ không đi sâu vào các chi tiết giật gân, nghẹt thở như tiểu thuyết cùng thể loại ở các nước khác. Những kiến thức sâu rộng của nữ nhà văn khiến mọi người trong khán phòng chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng lại ồ lên thích thú.

 177da2e8c_4.jpg
Nhà văn Di Li phát biểu ý kiến


18h30: Độc giả Bùi Thanh Thủy – khách mời đặc biệt của chương trình đưa ra nhận xét, đánh giá về nét đặc sắc trong tiểu thuyết “Công lý thảo nguyên” – cuốn sách được giới thiệu trong khuôn khổ buổi tọa đàm. Cô đánh giá tác phẩm này mang nét hấp dẫn riêng của văn học Pháp khi không đặt nặng yếu tố trinh thám mà thay vào đó xây dựng nhân vật chân thực, gần gủi và chú trọng phân tích tâm lý con người. Nài ra, câu chuyện còn được xây dựng trong bối cảnh thiên nhiên Mông Cổ hùng vĩ với nền văn hóa Á  - Âu đặc sắc, khiến người đọc vừa được thưởng thức những diễn biến nghẹt thở, vừa được đắm chìm trong những phong tục, nét văn hóa ở một miền đất lạ.
 177da2e8c_5.jpg

Độc giả Bùi Thanh Thủy chia sẻ quan điểm về tác phẩm Công lý thảo nguyên

18h40: TS. Phạm Xuân Nguyên đặt câu hỏi cho nhà văn Di Li. Ông mong cô giải đáp về tên buổi tọa đàm: “Sự thức dậy của văn học trinh thám Pháp”.

Để trả lời câu hỏi của TS. Phạm Xuân Nguyên, tác giả Di Li đã lý giải về sự thoái trào của thể loại văn học này sau thời hoàng kim vào những năm 80, 90 của thế kỉ XX do những nhà văn thành công với thể loại trinh thám ngừng viết và chuyển sang thử sức với dòng văn học khác. Đến chính Ian Manook – người viết cuốn Công lý thảo nguyên còn không tưởng tượng được sự thành công của đứa con tinh thần của mình.


18h45: Sau câu trả lời của nhà văn Di Li, TS. Phạm Xuân Nguyên dành thời gian lắng đón nhận câu hỏi, ý kiến của mọi người trong khán phòng.

Bà Lê Hồng Sâm – khán giả cao tuổi nhất của buổi tọa đàm nhận xét trước đây dòng văn học trinh thám vốn không được đánh giá cao và chỉ dành cho tầng lớp bình dân. Thế nhưng những năm gần đây, với xu hướng khai thác thế giới riêng của nhân vật và thiên về cảm xúc hơn là xây dựng lập luận logic, tiểu thuyết trinh thám Pháp đã có đối tượng độc giả rộng hơn. Dòng văn học này đã đáp ứng được nhu cầu “kép” của công chúng, đó là vừa đảm bảo tính giải trí, vừa phản ánh được thực tại xã hội. Là một dịch giả nổi tiếng, năm nay đã 86 tuổi nhưng bà vẫn rất minh mẫn, tư duy mạch lạc thể hiện qua tiếng nói rõ ràng, sang sảng khiến những khán giả còn lại không khỏi thán phục trước kiến thức của vị khán giả cao tuổi này.

 30f60f3ce_6.jpg

Bà Lê Hồng Sâm chia sẻ cảm nghĩ về văn học trinh thám Pháp

18h55: Khán giả Đặng Anh Đào đặt câu hỏi trực tiếp cho nhà văn Di Li: “Có khi nào do tiếng Việt có hệ thống đại từ nhân xưng quá phong phú nên nhà văn Việt Nam khó viết truyện trinh thám không?”

 
30f60f3ce_7.jpg

Khán giả Đặng Anh Đào đặt câu hỏi cho nhà văn Di Li

Nhà văn Di Li cho biết, bản thân vừa là nhà văn viết truyện trinh thám, vừa là dịch giả, cô chưa bao giờ gặp khó khăn khi sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Đôi khi đó còn là lợi thế để “đánh lừa” người đọc, giữ bí mật cho câu chuyện.


19h15: Tiếp sau đó là câu hỏi đến từ một khán giả trẻ tuổi:  “Hầu hết các nhà văn trinh thám đều nói viết truyện theo bản năng, nhưng phải có kiến thức mới xây dựng được câu chuyện logic, vậy tác giả có phải tìm tòi, nghiên cứu trước khi viết truyện không?”
 
30f60f3ce_8.jpg

Khán giả tiếp tục đặt câu hỏi cho chương trình

Câu hỏi này được nhà văn Di Li tiếp nhận và giải đáp. Theo ý kiến của nữ tác giả, nhà văn có thể dựa vào năng lực phỏng đoán của bản thân để viết nên cốt truyện, tuy nhiên để xây dựng và hoàn thiện các tình tiết thì cần nghiên cứu rất nhiều.


19h40: Chủ đề của buổi tọa đàm chuyển sang tương lai của truyện trinh thám tại Việt Nam. Nhà văn Di Li và TS. Phạm Xuân Nguyên có quan điểm dòng văn học này khó được chắp bút ở nước ta do Việt Nam không có nền văn học giả tưởng và bản thân người Việt ít tư duy lý tính.


20h: Buổi tọa đàm kết thúc. TS. Phạm Xuân Nguyên khái quát lại những nét đặc sắc của tiểu thuyết Công lý thảo nguyên – cuốn sách được giới thiệu trong hội thảo, đồng thời hi vọng từ sự trỗi dậy của văn học trinh thám Pháp, tiểu thuyết trinh thám của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và có chỗ đứng trong lòng người yêu sách.


Phỏng vấn nhanh nhà văn Di Li sau buổi tọa đàm: 

 

Nhóm thực hiện: Thanh Thảo, Phạm Khánh Linh, Thùy Dương 
Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN