“Văn hóa tiền lẻ” của người Việt từ góc nhìn trả kẹo thay cho tiền lẻ thừa

(Sóng trẻ) - Hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị lấy lí do không có tiền lẻ, nên trả lại tiền thừa cho khách hàng bằng vài ba cái kẹo thay vì trả lại 200 đồng, 500 đồng, là 1000 đồng. Cách giao dịch trên gây bức xúc cho không ít người mua. Đây cũng có thể coi là một trong những khía cạnh của vấn đề “văn hóa tiền lẻ” đáng bàn luận ở Việt Nam.

Bức xúc về việc siêu thị trả lại kẹo thay cho tiền lẻ, bạn Vũ Hường (ĐH Thương mại) cho biết: “Do nhà trọ của tôi gần siêu thị Thành Đô, tôi thường đi siêu thị mua đồ đạc hàng tháng. Nhưng ấn tượng không tốt của tôi về siêu thị này là chưa lần nào tôi được trả lại 200 đồng, 500 đồng tiền thừa, thay vào đó tôi buộc phải nhận lại một, hai chiếc kẹo mà tôi không muốn. Có lần, tôi ý kiến với nhân viên thu ngân của siêu thị thì họ khó chịu ra mặt”. 

Không ít nhân viên nhiều nhà hàng, siêu thị tỏ thái độ khinh khỉnh, khó chịu khi khách hàng yêu cầu được trả lại tiền lẻ thay vì những chiếc kẹo. “Họ (nhân viên siêu thị - PV) nhìn mình như kẻ “keo kiệt” khi yêu cầu được trả lại tiền lẻ. Và rồi hờ hững nói “xin khách hàng thông cảm”. Tuy nhiên, những lần sau đó, siêu thị vẫn liên tục không có tiền lẻ mệnh giá 200 đồng, 500 đồng và tiếp tục “đòi” khách hàng thông cảm” – Chị Như Ý (Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc không kém.

07bb0b62b_2.jpg

Nhiều siêu thị trả tiền lẻ thừa bằng kẹo gây bức xúc cho khách hàng. (Nguồn: Internet)

Về chuyện tích góp tiền lẻ và những chiếc kẹo, Minh Ngọc (SV năm 4, ĐH Luật Hà Nội) chia sẻ: “Được nhân viên siêu thị trả lại những chiếc kẹo nhỏ, cầm về đôi lúc chẳng ăn, quên để trong túi đến hỏng rồi lại bỏ đi, rất phí, còn nếu được trả lại tiền lẻ, tôi có thể để gọn vào một chỗ, sau một thời gian “tích góp” cũng được một khoản có ích hơn. Mà nhiều khi, chiếc kẹo chưa tương ứng với số tiền đáng ra khách hàng được trả lại. Ví dụ như, 500 đồng được nhân viên siêu thị quy đổi thành hai cái kẹo Oishi.”

Nhiều khách hàng thì dễ tính hơn khi được trả lại kẹo thay cho tiền lẻ: “Tôi thấy không vấn đề gì khi nhận những chiếc kẹo cao su thay cho 200 đồng, 500 đồng. Bởi giờ tiền mệnh giá 200 đồng, 500 đồng ít, mà ra chợ cũng chẳng mua được cái gì.” – Nguyễn Cường (nhân viên Ngân hàng VP).

Chị Hoa (Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi sẽ không khó chịu khi nhận lại kẹo thay cho tiền lẻ thừa khi mua hàng, vì nhà có trẻ con, nếu như nhân viên của cửa hàng, siêu thị hỏi ý kiến của tôi trước khi đưa kẹo.”

Một đất nước kinh tế phát triển như Nhật Bản, họ vẫn dùng 1 yên (khoảng 200 đồng) rất trân trọng, đặc biệt trong các hệ thống siêu thị, nhà hàng. Phải chăng, biểu hiện: nhiều nơi từ chối nhận tiền lẻ 200 đồng, 500 đồng, hay trong kinh doanh đòi hỏi những con số chính xác thì tiền lẻ “nhiễm nhiên” được các siêu thị tự quy đổi thành vài ba chiếc kẹo trả lại cho khách hàng mà không cần hỏi ý, hay khách hàng đôi lúc khó chịu nhưng sợ bị cho là keo kiệt nên im lặng trong ấm ức, nhiều khách hàng thì lại vui vẻ “tặc lưỡi” bởi cho rằng lấy lại tiền lẻ cũng chẳng mua được gì… là những biểu hiện “đặc trưng” của “văn hóa tiền lẻ” ở Việt Nam? 

Đặt mình trong phép đối sánh với “văn hóa tiền lẻ” của các nước phát triển thì liệu tiền lẻ ở Việt Nam đã được coi trọng đúng mức? Và làm thế nào để trả lại “giá trị” cho những đồng tiền lẻ ở Việt Nam?

Xin mời độc giả gửi các bình luận về vấn đề này bằng cách bình luận phía dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về hòm thư: [email protected]

Nguyễn Quỳnh – Nhóm 2
Báo mạng điển tử K31





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN