Về lý do thu hồi Thẻ nhà báo của 7 cán bộ, phóng viê

(Sóng trẻ)- Ngày 1/8/2008, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đã ký các quyết định thu hồi Thẻ Nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên của 4 cơ quan báo chí. 

Sau khi các quyết định này được thông tin trên phương tiện truyền thông, nhiều ý kiến đề nghị thông báo rõ hơn về những vi phạm, lý do thu hồi Thẻ Nhà báo của 7 cán bộ, phóng viên này. Ngày 22/8, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản thông tin cụ thể như sau:

Nhà báo trong hoạt động nghiệp vụ và thông tin trên báo chí phải chấp hành các quy định của pháp luật về báo chí, đồng thời với trách nhiệm công dân phải gương mẫu chấp hành các quy định khác của pháp luật.
Trong thời gian vừa qua, các nhà báo vi phạm quy định của pháp luật đều được các cơ quan thực thi pháp luật xử lý nghiêm túc, đúng tính chất và mức độ vi phạm, trong đó có việc thu hồi Thẻ Nhà báo.

Trong các quyết định thu hồi Thẻ Nhà báo của Bộ Thông tin và Truyền thông đều nêu rõ các hành vi vi phạm và các căn cứ để quyết định việc thu hồi Thẻ Nhà báo của các cá nhân. Sau khi tiếp nhận các quyết định, cho đến nay các cơ quan báo chí và các cá nhân bị thu hồi thẻ nhà báo đã nghiêm túc chấp hành.

Đối với 7 nhà báo mà một số ý kiến đề nghị, Cục Báo chí xin nêu thành 3 nhóm hành vi vi phạm như sau:

Các ông Nguyễn Quốc Phong, Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên; Bùi Văn Thanh, Phó Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh; Huỳnh Kim Sánh, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Thanh niên; Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh tại Hà Nội là những người đã trực tiếp viết bài, hoặc với trách nhiệm được cơ quan báo giao đã không kiểm chứng nguồn tin, biên tập, duyệt đăng các tin bài về vụ PMU18 trong đó có những thông tin sai sự thật nghiêm trọng. Đặc biệt là những thông tin kích động phản đối hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong loạt bài sau khi hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị cơ quan An ninh điều tra khởi tố, bắt tạm giam.

Các hành vi nêu trên đã vi phạm các Điều 7, Điều 10 và Điều 15 của Luật Báo chí.

ông Trần Đình Dũng, Phóng viên Báo Khoa học và Đời sống đã đưa tin, ảnh các cá nhân trên số báo ra ngày 24/6/2008, vi phạm Điều 31 Luật Dân sự và khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. ông Dũng đã bị cơ quan báo chí xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo và chuyển công tác khác.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Tổng biên tập và bà Hoàng Tuyết Oanh, cán bộ Báo Người cao tuổi đã có những sai phạm về tài chính bị cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam (riêng bà Hoàng Tuyết Oanh được tại nại) về tội tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

(Theo chinhphu.vn)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN