Vén màn cuộc sống bí mật của người chuyển giới Mông Cổ

(Sóng trẻ) - Nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha, Alvaro Laiz, đã dành 3 tháng rưỡi ghi lại những hình ảnh về cuộc sống đầy nghiệt ngã của người đồng tính nam tại thành phố Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ.

Tại Mông Cổ, những người đồng tính nam, đồng tính nữ và người chuyển giới phải chịu đựng sự phân biệt đối xử, đàn áp và bạo lực nặng nề từ xã hội. Họ khao khát vượt ra khỏi biên giới, tới nơi mà họ có thể sống thật với chính bản thân mình.
 
Là một phần của xã hội, cộng đồng người chuyển giới tại Mông Cổ xuất thân từ nhiều tầng lớp, ngành nghề khác nhau, có thể là giáo viên, nhân viên phúc lợi xã hội hay hướng dẫn viên du lịch…nhưng tất cả họ đều có một điểm chung, đó là sống rất đỗi cô đơn và luôn sợ hãi che giấu giới tính thật của mình.

Nhiếp ảnh gia Tây Ban Nha, Alvaro Laiz, đã dành 3 tháng rưỡi ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống đầy nghiệt ngã của những người đồng tính nam tại thành phố Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Ông quyết định chọn đất nước này làm điểm dừng chân, vì nó là “ngã ba của thế giới”, là điểm giao nhau giữa Nga, Châu Âu và Trung Quốc, nơi hứng chịu sự tác động của văn hóa đa phương nhưng những giá trị cốt lõi vẫn còn nguyên giá trị.

 cd6566306_anh_1.jpg
Một người đồng tính nam đang mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của Mông Cổ.

Phải mất một thời gian dài, Laiz mới chiếm được lòng tin để có thể tiếp cận và ghi lại toàn cảnh cuộc sống của cộng đồng người chuyển giới nơi đây. “Tôi hoàn toàn có thể hiểu được lý do vì sao lại mất nhiều thời gian đến vậy. Những người chuyển giới tại Mông Cổ chịu sự phân biệt đối xử nặng nề từ xã hội nên họ không hề dễ dàng tin tưởng một người mới quen”, Laiz chia sẻ.

 
cd6566306_anh_2.jpg

Đối với những người chuyển giới ở Ulaanbaatar, cuộc sống của họ luôn diễn ra đằng sau những tấm rèm che và những cánh của đóng kín. Nơi duy nhất họ có thể hoàn toàn thể hiện bản thân là các câu lạc bộ ngầm và những bữa tiệc riêng tư.

 cd6566306_anh_3..jpg
Nurbul, một vũ công chuyên nghiệp,đang trang điểm, chuẩn bị cho show diễn riêng tại một bữa tiệc dành cho người đồng tính ở Ulaanbaatar.

 
cd6566306_anh_4..jpg

Chỉ rất ít trong số những người chuyển giới dám bộc lộ chính mình. Chẳng hạn như Gambush, một vũ công có tiếng tại những câu lạc bộ ban đêm. Cô có thể đi bộ trên đường phố ở Ulaanbaatar trong trang phục của phụ nữ. Đây là hình ảnh cô đang trang điểm cho một vũ công múa thoát y, tại một nhà chứa nơi cô từng làm gái mại dâm.

 
45b1c618e_anh_5..jpg

Naaram là bạn thân của Gambush, là một “con sâu rượu” khi cô sinh sống tại Nga. Khi trở lại Mông Cổ, cô không thể kiếm được việc làm, do đó cô gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và nuối nấng cậu con trai nuôi của mình. “Những người đồng tính tại Mông Cổ không có quyền nhận con nuôi hợp pháp vì thế mà người giám hộ cho con trai tôi là chị gái tôi và chồng chị ấy”, Naaram tâm sự.

 
ba21d1ccb_anh_6..jpg

Nyamka, một nhân viên xã hội, năm nay 20 tuôi, là người đại diện cho thế hệ trẻ người chuyển giới tại Mông Cổ. Cô cho biết mình luôn khao khát được sinh sống tại Nhật Bản hay Philippines, nơi con người có thái độ hòa nhã, thân thiện và khoan dung hơn đối với người chuyển giới.

 ba21d1ccb_anh_7..jpg

Nyamka có công việc là một vũ công, mỗi khi biểu diễn xong, cô luôn phải cẩn thận xóa đi lớp make-up và thay quần áo trong xe taxi. Những người đàn ông mặc quần áo phụ nữ nơi công cộng thường bị quấy rối và bị đánh đập tại đất nước này.

 ba21d1ccb_anh_8.jpg

Baara, 55 tuổi, sống ở một trong những huyện nghèo nhất của thành phố Ulaanbaatar. Ông có việc làm nhưng với một mức lương vô cùng thấp. “Tất cả mọi người ở Ulaanbaatar đều biết tôi là người chuyển giới, vì thế mà chuyện kiếm việc làm đối với tôi vô cùng khó khăn.”

ba21d1ccb_anh_9.jpg
 
Sau khi một người bạn chuyển giới cho Laiz thấy bộ trang phục truyền thống của người Mông Cổ, ông đã quyết định thực hiện một bức ảnh chụp tất cả những nhân vật được khắc họa phía trên trong trang phục này. “Tôi muốn đưa công chúng đến một nơi mà không có thành kiến với người chuyển giới, để họ có thể hiểu được những con người này họ thực sự là ai và họ đang cố gắng những gì để có được cuộc sống ngày hôm nay”, Laiz giải thích.

Nhung Trần - BMĐT 33
Theo CNN

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN