Vị “Sài Gòn”… qua những món ă

(Sóng trẻ) - Mỗi một vùng đất lại mang trong mình những hương vị ẩm thực riêng. Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến phở, đến cốm, nhớ đến Huế là nhớ về cơm hến, bánh bèo. Còn đặt chân đến Sài Gòn, sao có thể bỏ qua hương vị dân dã, giản dị quen thuộc của cơm tấm, hủ tiếu hay chè bà ba…

 “Ẩm thực” có lẽ là một trong những khái niệm ẩn chứa nhiều sự đa dạng nhất. Ẩm thực khởi sinh từ những thứ đơn giản, bình dân với bí quyết gia truyền đến cầu kỳ, tinh tế với “sơn hào hải vị”. Nhưng ắt hẳn thứ làm nên hương vị của một vùng đất, thứ nói cho tính cách, lối sống của con người thì sẽ không bao giờ là những thứ sơn hào hải vị mà sẽ là những thứ rất đỗi quen thương như ruộng lúa, buồng cau quê nhà.

Cơm tấm

Cơm tấm được làm từ tấm - những hạt gạo không còn lành lặn, bị bể (vỡ) trong quá trình xay xát, rơi vãi trong quá trình sàng. Cơm tấm vốn ra đời trong điều kiện thiếu thốn về lương thực nhưng nay đã trở thành một món ăn đặc sản, được ưa chuộng ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Do vậy, gạo tấm đã trở thành một thứ gạo chuyên biệt và có giá không hề thua kém gạo bình thường.

a8ea15e5c_ci3849.jpg
Cơm tấm với sườn và trứng

Cơm tấm chỉ thường được ăn vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối người ta ít cơm tấm, do vậy cũng không có mấy quán bán. Ngày nay, cơm tấm được ăn với ba món chính: sườn, chả và trứng. Điều đặc biệt, ăn cơm tấm không thể thiếu nước mắm, nước mắm phải là nước mắm ngọt, có pha đường. 

CNN từng xem cơm tấm là một món ăn hè phố bình dân hấp dẫn trong khi Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận cơm tấm là một trong những kỷ lục châu Á về giá trị ẩm thực.

Hủ tiếu

Người Sài Gòn thường gọi hủ tiếu là hủ tíu, tuy nhiên tên gọi chính xác phải là “hủ tiếu”. Đây là một trong những món ăn phổ biến nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Hủ tiếu có thể được bán ở quán ăn cũng có thể được bán ở những xe bán rong ở những đầu hẻm, đầu ngõ, đầu phố.

a8ea15e5c_ci3497.jpg
Hủ tiếu thịt bò viên

Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm vào. Có thể ăn với thịt bò viên và tương ớt, tương đen.

Có khá nhiều loại hủ tiếu: hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Trung Hoa, hủ tiếu Sa Đéc, hủ tiếu gõ,… Mỗi loại hủ tiếu lại có những hương vị riêng. Hủ tiếu trong Nam được so sánh như phở nài Bắc. Hủ tiếu có thể ăn ở cả ba bữa: sáng, trưa, tối.

Chè bà ba

Thật khó có thể cho một định nghĩa, hay cảm nhận về chè bà ba. Lần đầu thưởng thức chè bà ba nhưng người ta vẫn có thể cảm nhận được sự quen thuộc như một món ăn mà ta đã từng ăn. Hương vị đậm đà lại có sự thanh mát, sự quyện hòa của các nguyên liệu tạo thành một hương vị khó diễn tả.

a8ea15e5c_ci3821.jpg
Chè bà ba ở chợ Bến Thành

Chè bà ba hấp dẫn như chính tên gọi của nó, như chiếc áo bà ba của người phụ nữ mộc mạc, giản dị mà tinh tế, thân thương, kín đáo mà ẩn chứa nhiều dư vị. Chỉ có chè bà ba mới tạo được sự khác biệt với tất cả các món chè thập cẩm khác. Không có nguyên liệu nào khó tìm, chỉ từ sắn, từ khoai, từ đậu xanh, đường cát mà câu hỏi về sự hấp dẫn cứ gợn lên trong lòng người thưởng thức. 

Hấp dẫn vô song, món nn của người nhà giàu là những mỹ từ mà người ta dành cho chè bà ba, dành cho một trong những món ăn tạo nên hương vị Sài Gòn.

Bài và ảnh: Lê Quang Đức



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN