Vì sao bóng đá nước ta yếu kém?

(Sóng trẻ) - “Trò chuyện với những người tôn trọng báo chí, cảnh giác với các loại báo thể thao nhưng vẫn đến sân xem bóng đá và sẵn sàng trả lời phỏng vấn”.

- Quá rõ rồi còn gì! Bóng đá nước ta yếu kém vì nó yếu kém. Thế thôi!

56705b477_2.3.jpg

- Chung chung quá! Cụ thể là nó yếu kém vì những nguyên nhân nào?

- Nó yếu kém ở tất cả các khâu, từ công tác tổ chức, quản lý cho đến các giải đấu, các câu lạc bộ… Điều này còn được thể hiện trong công tác tổ chức các trận đấu ở từng địa phương, kể từ các giải đấu của thiếu niên, nhi đồng cho đến giải chuyên nghiệp…

- Như vậy thì không thể trách cứ ai được, bởi vì tất cả đều có lỗi?

- Đúng thế! Tất cả đều có lỗi, do đó chúng ta yếu kém một cách toàn diện…

- Quy kết tất cả, nghĩa là không quy kết được riêng ai?

- Tôi không quy kết. Tôi chỉ nói lên thực trạng thôi. Những người có liên quan đến bóng đá nước ta, ai dám nói là mình đã không góp phần khiến cho nền bóng đá nước nhà yếu kém như hiện nay nào? Khi có chút thành tích thì ai cũng tưởng đó là của mình, còn khi có khuyết điểm thì ai cũng nghĩ đó là của những người khác!

- Thế còn anh? Anh có ý kiến gì về điều này không?

- Có chứ. Rất nhiều ý kiến. Theo tôi, sở dĩ bóng đá nước ta yếu kém trước hết là do kinh tế của ta chưa mạnh. Chúng ta là đất nước đang phát triển nên không có nhiều tiền để đầu tư cho các đội bóng, không có nhiều tiền để thuê được những cầu thủ giỏi. Hãy nhìn ra nài xem. Sở dĩ Chen-xi mạnh như thế chính là do tiềm lực tài chính của họ...

- Bra-xin cũng không phải nước giàu. Thế nhưng họ vẫn là Bra-xin?

- Ấy, cái này lại còn phụ thuộc vào tố chất nữa. Nền tảng thể lực của chúng ta quá thấp so với các nước ở châu Âu, ở Nam Mỹ, châu Phi, thậm chí cũng còn thấp hơn so với một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Tôi hỏi ông, thể lực yếu, chạy trên sân được nửa trận thì đã thở ra đằng tai thì còn tranh với cướp, đá với đấm cái nỗi gì nữa?

- Thế còn sự khéo léo?

- Khéo cũng phải khoẻ mới được. Nó hích cho bật văng ra như bóng dội vào tường thì lấy đâu ra sức để mà thi thố cái sự khéo léo của anh nữa?

- Xin hỏi, anh còn điều gì muốn nói nữa không?

- Còn chứ. Kinh tế yếu, nền tảng thể lực kém, lại thêm các thủ đoạn tính toán nhỏ nhen, phi thể thao. Rồi nạn mua bán, cá độ, dàn xếp tỷ số… Tất cả những căn bệnh đó đang gặm nhấm sức khoẻ nền bóng đá của chúng ta một cách hiệu quả!

2295af2f2_2.1.jpg
- Còn chị, chị có đồng ý với những ý kiến của bạn mình không?

- Tôi nghĩ các anh ấy đã nói đúng. Nhưng tôi lại muốn đề cập đến một căn bệnh khác kia. Đó là thói ảo tưởng đến nực cười. Căn bệnh “sao” của sân khấu ca nhạc thị trường đã phát sang sân khấu sân cỏ. Cầu thủ ghi được vài bàn thắng, được nhiều người vỗ tay hoan hô là cứ tưởng mình đã thành “sao” này, “sao” nọ… Rồi thì vênh vang tự cao tự đại, làm mình làm mẩy. Rồi có khi lại còn kéo bè kéo cánh chống đối lẫn nhau. Thật đáng xấu hổ!

- Đúng thế. Mà ngay cả giới báo chí các anh cũng có một phần lỗi trong chuyện này đấy…

- Anh có thể nói rõ hơn được không? Ý kiến này sẽ rất tốt đối với những phóng viên thể thao như chúng tôi.

- Xin lỗi, anh đừng giận nhé! Nhưng theo tôi, báo chí về thể thao - nhất là về bóng đá ở nước ta hiện nay đang mắc khá nhiều lỗi. Trước hết là lối viết giật gân, kích động. Cứ nhìn vào các tít báo mà xem. Đầy rẫy những đầu đề mang tính bạo lực. Nào là thách thức, huỷ diệt, tra tấn, quật ngã, lửa cháy, tàn sát, tuyệt vọng, kinh hoàng, ngừng thở…  Hễ vừa thắng được một trận thì hết lời khen ngợi, tâng bốc nhau lên tận mây xanh, nhưng vừa thua một cái là lập tức xúm lại chỉ trích, lăng mạ, bôi đen... Sau nữa, hễ cứ có vụ việc gì liên quan đến bóng đá, dù chưa biết thực hư ra sao nhưng vẫn cứ xúm lại công kích, thông tin nhiều khi sai lệch nhưng rất ít khi biết nói câu xin lỗi…

- Những người ghét hoặc sợ báo chí cũng hay nói như vậy… Còn anh?…

- Tôi là người tôn trọng báo chí. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều là hiện nay, nhiều cầu thủ, huấn luyện viên và lãnh đạo các câu lạc bộ trở nên dè dặt, cảnh giác với báo chí. Ngay cả với chúng tôi cũng vậy thôi. Ngay cả với anh nữa... Lẽ ra không nên trả lời anh nhiều như thế này…

- Anh muốn nói là…

- Vâng, biết đâu đấy… Chuyện trò vớ vẩn cho vui thế thôi, biết đâu sáng mai trên báo của anh lại có một bài phỏng vấn giật gân với một cái tít còn giật gân hơn...

- Theo anh, cái tít ấy sẽ thế nào?

- Ờ, biết đâu đấy. Cũng có thể đại loại là: “Những người tôn trọng báo chí, cảnh giác với các loại báo thể thao nhưng vẫn đến sân xem bóng đá và sẵn sàng trả lời phỏng vấn”.

     LTKT
(Nguồn: http://lamthanhkytu.com) 
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN