Vui buồn nghề làm tranh Đông Hồ


(Sóng Trẻ) - Làng Đông Hồ hay còn gọi là làng Mái (thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là làng làm tranh dân gian nổi tiếng, có mấy ai là không biết. Nhưng có mấy ai biết rằng nghề làm tranh Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ dần bị mai một.

Vui vì giá trị văn hóa đang được công nhận

Giữa tháng ba năm nay,làng tranh Đông Hồ đón nhận tin vui khi nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này một lần nữa khẳng định tranh Đông Hồ hội tụ đầy đủ các giá trị lịch sử, văn học, nghệ thuật của dân tộc và chứng tỏ các cơ quan có thẩm quyền  luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát triển dòng tranh dân gian này.

5f46c4949_tranh_vinh_hoa.jpg
Tranh Vinh Hoa, một bức tranh nổi tiếng của dòng tranh dân gian Đông Hồ

Mới đây, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đã phối hợp với tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong giai đoạn 2012-2016.

Nhiều sự kiện ý nghĩa tạo nên niềm vui trong lòng những người làm tranh, khi tranh Đông Hồ và những giá trị văn hóa của nó được quốc gia công nhận và được người dân khắp mọi miền quan tâm. Cùng với đó là sự tự hào về nghề truyền thống của cha ông, là động lực cho những nghệ nhân tiếp tục đi lấy giấy dó trên rừng, vỏ điệp dưới biển và đá màu từ núi. Và những bức tranh chúc tụng (Nhân nghĩa, Lễ Trí, Vinh Hoa, Phú Quý, Lợn Đàn), tranh sinh hoạt  (Hứng dừa, Đánh ghen, Chăn trâu thổi sáo, Chăn trâu thả diều), tranh lịch sử (Bà Triệu), và tranh truyện (Thạch Sanh đánh trằn tinh, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga) lại tiếp tục được ra đời.


Buồn vì nguy cơ mai một

Nghề làm tranh Đông Hồ không đến mức ‘hấp hối’ nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ mai một bởi nhiều lí do. Hiện nay cả làng tranh Đông Hồ chỉ còn hai nghệ nhân và con cháu của họ là còn giữ nghề làm tranh. Đó là nghệ nhân Nguyên Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam. Làng tranh Đông Hồ ngày xưa nhà nhà làm tranh giờ đã chuyển thành làng vàng mã. Nhiều khách du lịch không khỏi ngỡ ngàng khi đặt chân vào làng tranh dân gian nổi tiếng mà đâu đâu cũng chỉ thấy vàng mã chứ không phải những bức tranh trên giấy điệp.


Làng Đông Hồ giờ trở thành làng... vàng mã (Ảnh: PLXH)

Những năm 17 dòng họ làng Đông Hồ đều làm tranh thì sân nhà, sân đình, triền đê sông Đuống bừng lên năm sắc màu cơ bản : sắc đỏ của thỏi son, sắc xanh từ lá tràm, màu vàng của hao hòe, màu đen từ rơm nếp, lá tre, màu trắng óng ánh của vỏ sò, vỏ điệp chỉ còn trong kí ức của những người cao tuổi nơi đây. Dẫu người dân nơi đây vẫn lưu luyến không khí tất bật làm tranh những tháng cuối năm nhưng vì không có thị trường tiêu thụ nên họ đành bỏ nghề làm tranh.

5f46c4949_i_0490.jpg
Chỉ còn một số ít địa điểm còn bảo tồn nghề truyền thống như
Trung tâm giao lưu văn hóa tranh Đông Hồ


Tết đến xuân về người ta cũng không không còn thói quen mua tranh Đông Hồ về dán trên tường nhà, hay tặng nhau nữa, giờ đây tranh Đông Hồ chủ yếu chỉ được mua bởi khách du lịch nhằm mục đích làm vật kỉ niệm. Thị trường tiêu thụ khó khăn cùng với đó là việc làm tranh Đông Hồ mất khá nhiều thời gian công sức, cần lắm sự kiên trì tỉ mỉ - cái mà không phải dễ mà duy trì được trong thời buổi cơ chế thị trường.


Đâu là giải pháp

Để giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ, cơ quan có thẩm quyền cần kết nối tranh Đông Hồ với các điểm du lịch, đưa tranh Đông Hồ không chỉ gần hơn với du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế. Cùng với đó là mở rộng quảng bá vẻ đẹp, những điểm đặc biệt của tranh Đông Hồ để mở rộng thị trường xuất khẩu.

Vấn đề truyền nghề cũng là một vấn đề đáng được quan tâm do vậy cần thường xuyên mở các buổi triển lãm, ngày hội tranh để giới trẻ hiểu hơn về một nét văn hóa dân tộc. Bên canh đó mở các câu lạc bộ dạy làm tranh dân gian Đông Hồ để các nghệ nhân tâm huyết có thể truyền đạt những kinh nghiệm, những bí quyết làm tranh cho thế hệ đi sau.


Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN