Web 2.0: Xu hướng tất yếu của báo mạng điện tử

(Sóng trẻ) - Ngày nay, tốc độ phát triển của báo mạng điện tử được ví như “vũ bão” khi được tiếp sức bởi những thành tự to lớn về công nghệ thông tin. Và một trong những thành tựu của công nghệ thông tin làm nên xu hướng phát triển tất yếu của báo mạng trong tương lai đó là Web 2.0

Công nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới Internet và tác động lớn đến thói quen duyệt web của người sử dụng. Tuy nhiên, chưa một khái niệm nào về xu hướng này đủ bao quát và thỏa mãn tất cả mọi người. Thuật ngữ web 2.0 là một khái niệm khá trừu tượng, mặc dù Web 2.0 được xem là tương lai của báo điện tử toàn cầu nhưng ứng dụng của nó ra sao thì ngay cả tổng biên tập của nhiều tờ báo vẫn còn nhận định rất mơ hồ về nó. Web 2.0 không phải là cái gì hoàn toàn mới mà nó là sự phát triển của web hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng từ trước tới nay chỉ có điều chúng ta sẽ làm việc với nó theo một cách hoàn toàn khác

Web 2.0 là gì?

Web 1.0: chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website “đóng” của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn

Web 2.0 là phương tiện chia sẻ thông tin. Ở đó, người tiêu dùng đang dần trở thành người sản xuất ra những nội dung thông tin cho chính mình. Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội hay tờ báo công dân.

Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty – Phó chủ tịch của OReilly Media – đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004.

2932bf27c_11119041_711347862310414_364520284_n.jpg
Dale Dougherty – người đặt ra thuật ngữ “Web 2.0”


Đặc điểm mang tính ưu việt của Web 2.0

Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội, thế hệ thứ hai của cộng đồng cư dân mạng. Ở đó, thông tin do chính độc giả tạo ra. Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị.

Một đặc điểm quan trọng của giao diện web 2.0 đó là sự tương tác giữa độc giả vả tòa soạn. Trong mô hình này, độc giả chính là tác giả của bài báo. Trong cuộc sống hằng ngày, khi muốn nêu ra quan điểm, ý kiến hay phản ánh về một sự việc nào đó, độc giả gửi tin bài tới cho tòa soạn. Những tin bài của độc giả sẽ tạo ra một cái nhìn đa chiều hơn. Danny Dagan – trưởng bản đại diện báo điện tử của News Group Digital (Vương quốc Anh) – nhấn mạnh trong bài báo cáo của mình: “Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại” – hay có thể hiểu độc giả chính là tác giả của bài báo. Theo ông, những bài viết của độc giả thường có chất lượng cao vì họ không phải chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng. “Nếu bạn coi thường ý kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm” – Danny khẳng định.

Những tập đoàn báo chí trên thế giới đang áp dụng web 2.0 như tờ The Sun (Anh), News24.com (Nam Phi), The Asashi Shimbun (Nhật Bản), Sinchew-i.com (Malaysia), Sanoma (Phần Lan), Los Angeles Times (Mỹ), Gatehouse Media (Mỹ)…

2932bf27c_11260354_711347872310413_977574466_o.jpg
Cũng ứng dụng từ công nghệ Web 2.0 là trang Los Angeles Times (Mỹ)

Như vậy với việc sử dụng Web 2.0 càng thấy được xu hướng phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng so với các loại hình báo chí khác của báo điện tử. Như các chuyên gia nhận định: “chỉ trong vòng 5 năm tới, báo điện tử sẽ trở thành một phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Đó là khi mạng Internet toàn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính đã được phổ cập tới tất cả mọi gia đình. Đặc biệt là khi nó đã được kết hợp với hàng loạt các chức năng giải trí khác như xem phim, mua bán, kết bạn… qua Internet”.

Nguyễn Tiến

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN