Xách balo lên nhưng “ném” ý thức xuống

(Sóng trẻ) - Câu chuyện xả rác khi đi du lịch không chỉ là vấn đề đang nhức nhối hàng đầu trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng luôn gây tranh cãi mọi lúc mọi nơi.

Câu chuyện xả rác khi đi du lịch

Bước chân đến các khu du lịch thì đâu đâu ta cũng bắt gặp được những túi nilon, chai nhựa,.. được vứt lăn lóc những nơi mà người ta “tiện tay”. Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub), sau 3 chiến dịch thu gom rác kể từ năm 2016, tại 4 km của vịnh Hạ Long đã thu được 4 tấn rác thải, chủ yếu là nhựa và túi ni lông. Trong năm 2017, lượng rác được nhân viên Ban Quản lý vịnh Hạ Long thu gom lên đến hơn 2.000 tấn.

Tại một số đảo điển hình như đảo Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Chàm… nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng ngày một gia tăng. Trong khi, các bãi rác hiện tại của đảo Cát Bà đều trong tình trạng quá tải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các bãi rác được xây dựng quá lâu, xuất phát điểm ban đầu đều là các bãi đổ rác tạm, thiết kế bãi rác không đúng tiêu chuẩn, không có xử lý nước rác và khí, đặc biệt bãi rác chính là Đồng Trong không được xử lý nên nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm. Tại đảo Phú Quốc, mỗi ngày phát sinh khoảng 300 tấn rác sinh họat, nhưng chỉ thu gom tập kết về các bãi rác được khoảng 150 tấn (50%).  

c1.png

Bãi biển Vịnh Hạ Long ngập trong rác

 

Thời điểm chưa có dịch Covid-19, mỗi ngày kỳ quan vịnh Hạ Long "gánh" khoảng 7 tấn rác thải nhựa. Để thu gom số lượng rác khổng lồ như vậy, hàng năm, UBND TP.Hạ Long đã hợp đồng với 2 doanh nghiệp là Công ty Phúc Thành và Công ty CP Cây xanh công viên Quảng Ninh. Công ty Phúc Thành làm nhiệm vụ gom rác ven bờ, với 6 tàu cùng 30 lao động. Các vị trí xa bờ và những điểm dừng chân của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long được giao cho Công ty CP Cây xanh công viên Quảng Ninh với 19 tàu thuyền cùng 50 lao động thực hiện.

PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Bộ VH-TT-DL), cho biết: “Ở nhiều khu, tác động của rác thải du lịch tới môi trường có tăng lên, kể cả ở khu bảo tồn. Ví dụ như biển tuy sạch phía trên nhưng khi lặn xuống thì ở các dải san hô hay thảm cỏ biển vẫn có rác mà chưa dọn đi được. Hoặc nó len lỏi trong khu rừng do người ta vứt lại”

Nhiều điểm đến tham quan, du lịch cũng từng diễn ra các hành vi thiếu văn hóa của những vị khách thiếu ý thức. Ngay cả những nơi linh thiêng như khu tượng đài danh nhân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và di tích văn hóa lịch sử mang tính biểu tượng, họ cũng không tha khi trèo bám, đánh đu, phô diễn hình thể, thậm chí còn ngồi cả lên đầu rùa Văn Miếu, hôn môi tượng danh nhân, leo lên hiện vật trong bảo tàng để chụp ảnh.

Sự vô ý thức của một bộ phận du khách cũng hủy hoại và làm hoen ố vẻ đẹp của các di tích, danh thắng bởi những hành vi như dùng dao, dùng bút, than, phấn để khắc hình, ký tên, vẽ nhăng cuội, chi chít ở những cột mốc đánh dấu độ cao 3143 mét cũng bị nhiều du khách vẽ, viết chi chít lên trên đỉnh Fansipan.

c2.png
 Du khách vô tư khắc lên phía chân cột cờ dòng chữ “Mai Hương 2k3” 

 

Hay tại Tháp Hòa Phong nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một di tích cổ còn sót lại của Chùa Báo Ân, một ngôi chùa lớn xây năm 1842 ở Hà Nội bị các bạn trẻ làm xấu đi đi bộ mặt của tòa tháp.

c3.png
Những vết khắc trên tháp Hòa Phong

 

 Giải pháp nào cho “văn hóa du lịch”?

Soạn ra một bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề còn lại là làm thế nào để hiện thực hóa các quy định ấy vào thực tiễn và biến các quy định trở thành lối ứng xử, hành xử vừa chuẩn mực, vừa tự nhiên. Có như vậy, cái nan đề “văn hóa du lịch” mới mong có được bước chuyển căn bản.

Về vấn đề vi phạm này, đã có nghị định để xử phạt đối với những hành vi vô ý thức khi đi du lịch. Điều 20, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, mục 1 nêu rõ: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”.

c4.png
Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo

 

Tuy nhiên, điều căn bản và cốt lõi nhất vẫn chính từ sự ý thức của mỗi du khách du lịch mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng cũng gây ra tác động tiêu cực với các công trình kiến trúc và cảnh quan. Ô nhiễm môi trường, sự chen chúc, chật chội và ý thức của con người đã vô tình phá hủy những vẻ đẹp vốn có của cảnh quan trước đó chỉ vì một vài bức ảnh lung linh trên mạng xã hội. Tình trạng “văn hóa du lịch” xuống cấp không phải câu chuyện mới mẻ gì nhưng chúng ta thấy rằng, dù bàn luận theo hướng nào thì cuối cùng vẫn quay trở về vấn đề “ý thức”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN