Zó Project và hành trình khôi phục những giá trị truyền thống

(Sóng trẻ) - Nằm giữa con phố đường tàu (Hà Nội), tổ chức Zó Project là nơi duy nhất bày bán, giới thiệu và dạy làm các sản phẩm từ giấy dó, một trong những loại hình giấy thủ công truyền thống của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Làm giấy dó – Nghề truyền thống của ông cha

Giấy dó là sản phẩm thủ công truyền thống của cha ông, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Loại dày này có đặc tính xốp, nhẹ, bền dai, không bị nhòe mực khi viết vẽ. Có lẽ vì thế, giấy dó được người Việt sử dụng để lưu lại những cuốn sách, kinh thư hay những sắc phong quan trọng.

33f26de4b_p1.png

Các loại giấy dó truyền thống

Các nghệ nhân xưa sử dụng giấy dó là nguyên liệu cho các dòng tranh dân gian như hàng Trống, Đông Hồ và tranh đỏ Kim Hoàng. Theo lịch sử, nghề làm giấy dó truyền thống xuất hiện tại Dương Ổ, phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh vào khoảng thế kỉ XV.

33f26de4b_p2.jpg

Một số công đoạn làm giấy dó ngày xưa

Tại đây, có nhiều người đã nối nghiệp ông cha, dành cả cuộc đời của mình gắn bó với giấy dó. Bà Nguyễn Thị Năm - một người thợ làm giấy dó lâu năm cho biết: “Nghề làm giấy dó vất vả lắm bởi phải trải qua quy trình gần 10 công đoạn đòi hỏi sự công phu, tỷ mỉ. Vỏ dó mang về được tách hết lớp vỏ đen, phơi khô chừng 3 nắng, sau đó chặt từng khúc nhỏ 50 phân nhúng qua nước vôi và cho vào thùng phuy nấu trong khoảng 16 tiếng”.

Qua nhiều công đoạn sơ chế, bột dó được cho vào bể có pha thêm chất phụ gia để seo giấy. Các tập giấy sau đó được ép khô rồi tách từng tờ đóng lại thành tập trước khi xuất bán.

Với nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, công đoạn làm và thị trường đầu ra không đảm bảo, giấy dó ngày càng trở mai một và có nguy cơ thất truyền.

Khôi phục dần những giá trị truyền thống

Vào năm 2013, bắt nguồn từ tình yêu với giấy dó, sự tâm huyết đối với việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc cùng với thực trạng đáng buồn khi mà nghề làm giấy dó đang dần mai một do không có thị trường cho sản phẩm giấy dó thủ công. Chị Trần Hồng Nhung và nhóm cộng tác viên khởi dựng dự án Zó Project với mong muốn bảo tồn và phát triển làng nghề giấy thủ công truyền thống của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

33f26de4b_p3.jpg

Một buổi workshop làm toong teeng

Trong Zó Project, việc cho mọi người tận mắt khám phá phương pháp làm giấy dó thủ công là một yếu tốt rất quan trọng để phát triển làng nghề bền vững. Ngay từ khi thành lập, Zó Project đã cho mở những hành trình du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình và thu hút rất đông du khách tới tham gia. Chị Phạm Quỳnh Chi (đại diện Zó Project) chia sẻ: “Thông qua các hoạt động của Zó, điều chúng mình mong muốn là giúp cho các bạn gợi nhớ về nghề làm thủ công truyền thống, về giá trị của các làng nghề truyền thống và của giấy dó”.

33f26de4b_p4.jpg

Một học viên tham gia workshop làm toong teeng

Không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình làm giấy dó, hàng tuần Zó Project còn tổ chức rất nhiều các hoạt động làm các sản phẩm từ giấy gió như làm sổ, port card, thiệp chúc mừng, quạt, toong teeng….thu hút không chỉ những người Việt mà còn cả du khách nước nài. Chị Nguyễn Hồng Hà (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất thích làm đồ hanmade, việc tham gia vào lớp học làm khuyên tai từ giấy dó giúp mình cảm thấy nhẹ nhàng và giảm stress hiệu quả”.

33f26de4b_collage.png
Các sản phẩm làm từ giấy dó

Với tâm niệm tôn vinh nét đẹp của nghề làm giấy dó và những nghệ nhân làm giấy, Zó Project vẫn đang miệt mài tìm tòi, sáng tạo cho ra đời nhiều hơn nữa những thiết kế hiện đại mang tính kinh tế cao từ giấy truyền thống. Chị Chi cho biết: “Chúng mình sẽ xây dựng vườn cộng đồng từ chính gia đình làm giấy dó, để tạo ra nguồn thu nhập bền vững và bảo tồn các loại cây quý hiếm làm ra giấy. Nài ra chúng mình cũng sẽ kết hợp với các họa sĩ trẻ để tạo ra nhiều các sản phẩm hienj đại trên giấy dó”.

Những năm gần đây nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật về tranh giấy dó liên tục được trưng bày đã cho thấy vẻ đẹp bền bỉ của chất liệu quý giá này. Giấy dó đã trở thành cầu nối giữa nghệ thuật đương đại và nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Khôi phục, bảo tồn truyền thống nghề làm giấy dó là một quá trình dài hơi và tình yêu tâm huyết của những con người đã, đang và sẽ gắn bó với giấy dó.



Thu Trang – Ngân Phương

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN