‘Thủ phủ hoa’ Mê Linh tất bật vào vụ Tết Nguyên đán 2025

(Sóng trẻ) - Chỉ còn 2 tuần là tới Tết Ất Tỵ 2025, người dân làng hoa huyện Mê Linh, Hà Nội chạy nước rút chăm sóc hoa để kịp cung ứng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp lễ.

Nhộn nhịp mùa kinh doanh hoa Tết

Làng hoa Mê Linh được biết đến là “vựa hoa” lớn nhất Thủ đô, với đa dạng các loại từ đào, quất cho tới hoa hồng, cúc vạn thọ, thược dược, hướng dương, lay ơn... Để đảm bảo nguồn cung ứng phục vụ người dân, hiện nay các nhà vườn đều đã vào giai đoạn cuối cùng, chỉnh sửa cho hoa vào độ đẹp nhất đúng dịp Tết.

Nhà vườn gia đình anh Trần Quang Tiến tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sở hữu khoảng 10.000 m² diện tích trồng hoa ly phục vụ mùa Tết. Anh Tiến cho biết: “Hoa ly vào thời điểm này có giá cao do nhu cầu sử dụng tăng mạnh trong các lễ như rằm, cúng ông Công ông Táo và trang trí trước Tết, đặc biệt khi hoa nở sớm và đạt độ đẹp nhất”.

Hoa ly được phun thuốc chống nấm định kỳ. (Ảnh: Tùng Chi)
Hoa ly được phun thuốc chống nấm định kỳ. (Ảnh: Tùng Chi)

Anh Tiến chia sẻ thêm, người dân thường “chuộng” mua hoa tươi cắt trực tiếp tại ruộng với giá bán khoảng 40.000 đồng/cành, cao hơn đáng kể so với giá củ giống, vốn chỉ khoảng 20.000 đồng/củ. Tuy nhiên, do thời tiết năm nay ấm hơn, hoa có xu hướng nở sớm. Nếu phải thu hoạch trước thời điểm chính vụ, giá bán sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 18.000 đồng/cành, có thể khó khăn cho người trồng trong việc đảm bảo lợi nhuận.

Tương tự, chị Phạm Thị Hồng, chủ nhà vườn Hợi Hồng chuyên cung cấp sỉ các loại hoa cũng cho biết năm nay giá hoa mềm hơn so với năm trước. Chẳng hạn, giá cúc khoảng 100.000 đồng/chậu, cúc vàng từ 70.000-120.000 đồng. Nhờ giá giảm, nhiều thương lái tranh thủ nhập hoa sớm với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu người dân các dịp lễ trước đó.

Anh Hưng tất bật chăm sóc hoa từ sáng sớm. (Ảnh: Tùng Chi)
Anh Hưng tất bật chăm sóc hoa từ sáng sớm. (Ảnh: Tùng Chi)

Khác với nhiều loại hoa ngắn ngày, hoa hồng ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết và được người dân ưa chuộng chơi quanh năm. Dù vậy theo anh Hưng, chủ vườn hoa hồng Hưng Nguyệt, cho biết việc chăm sóc hoa hồng đòi hỏi sự tỉ mỉ: “Cây giống phải được ươm nhiều năm trước khi ghép cành. Nếu muốn hoa nở đúng dịp Tết, việc ghép cành cần được thực hiện từ tháng Giêng năm trước. Quá trình chăm sóc hoa hồng yêu cầu thường xuyên cắt mắt và chiết cành đối với các giống nguyên bản”. Nhờ vậy, hoa hồng luôn giữ được sự tươi mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường suốt cả năm.

Làng hoa “thay áo” từ những giải pháp thiết thực 

Không chỉ thu hút khách hàng bởi sản phẩm hoa tươi, tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh còn có mô hình làm “Hoa bất tử” do anh Đinh Văn Tuấn sáng tạo, giúp nâng cao giá trị cho các loại hoa truyền thống trên địa bàn huyện. Các sản phẩm hoa bất tử như hoa hồng, hoa sen, hoa súng, hoa lan, hoa cẩm tú cầu, hoa cúc... được trưng bày với nhiều mức giá khác nhau, từ 200.000-8.000.000 đồng một sản phẩm. Trong dịp Tết, cơ sở này cũng đẩy mạnh sản xuất các mẫu hoa để phục vụ tặng quà và trưng bày ban thờ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cơ sở “Hoa bất tử” sử dụng đa dạng các loại hoa với nhiều mẫu mã đặc sắc, đáp ứng thị hiếu của khách hàng. (Ảnh: Tùng Chi) 
Cơ sở “Hoa bất tử” sử dụng đa dạng các loại hoa với nhiều mẫu mã đặc sắc, đáp ứng thị hiếu của khách hàng. (Ảnh: Tùng Chi) 

Theo chị Lê Thị Xuyên, nghệ nhân cắm hoa tại cơ sở cho biết, bí quyết đằng sau vẻ đẹp trường tồn của “hoa bất tử” là công đoạn làm “ướp” hoa khô tự nhiên bằng cát Nhật Bản, giúp kéo dài thời gian bảo quản hoa. Bên cạnh đó, để hoa không bị phai màu theo năm tháng, bông hoa sau khi được làm khô cần phải bảo quản trong môi trường chân không. 

“Công đoạn sắp xếp hoa vào bình chân không đòi hỏi người nghệ nhân phải rất tỉ mẩn và có sự sắp đặt tinh tế để cho ra thành phẩm đẹp và chất lượng sản phẩm cao”, chị Xuyên chia sẻ thêm. 

Nhiều năm qua, huyện Mê Linh đã phát triển việc trồng và kinh doanh các loại hoa theo vùng sản xuất chuyên canh, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Có thể kể đến vùng chuyên canh hoa hồng tại các xã Văn Khê, vùng chuyên canh hoa cúc tại xã Đại Thịnh hay làng đào Phù Trì. 

Tại làng hoa đào Phù Trì, tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 Yagi, người dân nhanh chóng vực dậy phục hồi và hoàn tất công đoạn chăm sóc, chỉ còn chờ để đưa sản phẩm ra thị trường. Các loại như đào cành, đào bonsai, đào bích, đào rừng… được chăm sóc tỉ mỉ nhằm khôi phục thiệt hại và đáp ứng nhu cầu chơi đào của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Giống đào ban thờ được trồng với số lượng lớn để kịp phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm. (Ảnh: Tùng Chi)
Giống đào ban thờ được trồng với số lượng lớn để kịp phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm. (Ảnh: Tùng Chi)

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN