“Chắp cánh” cho chuồn chuồn tre Thạch Xá bay cao

(Sóng trẻ) - Làng nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội nổi tiếng với hơn 20 năm làm nghề chuồn chuồn tre cùng những sản phẩm tinh tế được tạo nên từ chính đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân.

Cái tên chuồn chuồn tre bắt nguồn từ chính sản phẩm độc đáo được sáng tạo từ các nghệ nhân dân gian Thạch Xá. Các thành phẩm được chế tác từ những thanh tre xanh, một trong những biểu tượng đặc trưng của làng quê Việt Nam.

1.jpeg
Bằng tình yêu mãnh liệt với nghề truyền thống, anh Nguyễn Văn Tái (Thạch Thất, Hà Nội) đã gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre hơn 20 năm qua. Anh là một trong những người đầu tiên làm thành công và mở rộng được hình ảnh chuồn chuồn tre Thạch Xá. Sản phẩm nhìn tuy đơn giản nhưng để làm ra một chú chuồn chuồn tre nhỏ xinh, người nghệ nhân đã tốn khá nhiều thời gian và công sức của mình (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh) 
2.JPG
Bước đầu để tạo nên một chú chuồn chuồn tre chính là chọn đúng chủng loại tre, tre tự nhiên, thân không bị mối mọt, không sử dụng tre ngâm. Sau đó, chia chúng thành từng đoạn tre nhỏ dần, phù hợp với kích cỡ yêu cầu. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
3.JPG
Từ những khúc tre rừng mỏng nhưng cứng, người nghệ nhân gọt dũa, tạo hình thành các bộ phận của con chuồn chuồn. Bởi nguyên lý của chú chuồn chuồn tre này là sự thăng bằng nên từng công đoạn từ tạo thân, đuôi, hơ mỏ để tạo hình cong của đầu, vót cánh… phải được làm một cách tỉ mỉ, theo tỉ lệ riêng. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
4.jpeg
Khâu lắp cánh vào thân chuồn chuồn là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mẩn của người làm. Hai cánh chuồn chuồn phải được căn đối xứng thật chính xác để chuồn chuồn tự thăng bằng khi đậu trên đế, trên ngón tay hay cái tăm. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
5.jpeg
Chuồn chuồn sau khi hoàn thành khâu tạo hình được phơi khô trong khoảng 2 ngày trước khi khoác lên mình màu sắc rực rỡ. Nắng chính là yếu tố quan trọng để tăng độ bền cho tre, hạn chế tình trạng bị cong vênh, nứt nẻ. Bên cạnh đó, bề mặt tre sau khi phơi nắng cũng trở nên khô ráo, giúp lớp sơn bám dính tốt hơn. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
6.jpeg
Để tô điểm cho chuồn chuồn tre những màu sắc rực rỡ, họa tiết nổi bật, người thợ sẽ sơn bằng sơn dầu trên thân và cánh. Muốn màu sắc chuồn chuồn đẹp, bền việc tô màu cũng phải có kỹ thuật khéo léo, đều tay… (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
7.jpeg
Điều đặc biệt là các hoa văn, họa tiết đều được những người thợ tự sáng tạo ra, lấy cảm hứng từ chính cuộc sống thôn quê của mình. Dù chỉ đơn giản là những đường nét, hình khối kết hợp hài hoà với nhau nhưng chuồn chuồn tại Thạch Xá luôn có sự thu hút, hấp dẫn riêng biệt. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
8.jpeg

Sản phẩm trước khi hoàn thiện sẽ cần phơi khô thêm 10 ngày, đạt đủ chất lượng để xuất khẩu. Giá thành của mỗi sản phẩm sẽ dao động từ 10.000 - 20.000 đồng. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)

9.jpeg
Vài năm trở lại đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh, nghề làm chuồn chuồn tre cũng dần bị mai một. Nhưng bằng sự sáng tạo và niềm đam mê với tạo hình truyền thống, mỗi năm, anh Tái đã thành công xuất khẩu số lượng lớn sản phẩm, hơn 70.000 nghìn con chuồn chuồn tre; tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
10.jpeg
Không chỉ làm chuồn chuồn tre mà người dân làng Thạch Xá còn làm cả những con vật khác như: chim, bướm, công,... với những màu sắc, họa tiết đa dạng. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
11.jpeg
Để thích ứng với thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, hộ sản xuất của anh Nguyễn Văn Tái đã phối hợp với nhiều tổ chức, trung tâm văn hoá du lịch để đưa các bạn trẻ đến gần hơn với những trải nghiệm thực tế thông qua hoạt động tô màu chuồn chuồn tre thô hoặc trang trí trên chuồn chuồn tre đã được tô sơn dầu sẵn. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)
12.jpeg
Năm 2021, hộ kinh doanh Nguyễn Văn Tái được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận 10 sản phẩm OCOP 3 sao, trong đó bao gồm: Mẹ con nhà công tre; Bộ chim én tre; Chuồn chuồn hữu nghị tre; Bộ chim bồ câu tre… Trong tương lai, nghề chuồn chuồn tre Thạch Xá sẽ còn vươn xa hơn nữa, không chỉ ở trong nước mà có mặt khắp ở năm châu, đến với bạn bè quốc tế. (Ảnh: Minh Ngọc - Tuyết Hạnh)

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN