10 triệu cho một lọ mỹ phẩm, vay nợ 35 triệu mua hai chiếc áo phông và những pha tiêu tiền bất chấp của giới trẻ

(Sóng trẻ) - Thu nhập thấp, công việc bấp bênh, cuộc sống còn phụ thuộc vào gia đình, nhiều bạn trẻ vẫn bất chấp tiêu xài quá tay, thậm chí vay nợ để có những trải nghiệm sành điệu không đáng. Đó là biểu hiện của “nghèo sang chảnh”, lối sống xa xỉ, hoang phí của nhiều thanh niên hiện đại.

Khi thước đo giá trị con người chịu ảnh hưởng bởi vẻ ngoài thì thuật ngữ “nghèo sang chảnh” cũng xuất hiện. Xu hướng này trở nên phổ biến và dễ nhận thấy ở giới trẻ thông qua việc họ thích sở hữu những món đồ “sang”, “xịn” chưa phù hợp với tài chính cá nhân. Việc quan tâm, đầu tư vào vỏ bọc bên ngoài khiến họ dần quên đi giá trị thật của bản thân.

untitled.png
Trên các diễn đàn báo chí, nhiều bạn trẻ suy nghĩ “không cần dạy cách tiêu tiền”, “chẳng ai quy định người nghèo không được mua điện thoại sang, xe xịn”; hay gay gắt hơn là “hãy dừng soi mói cuộc sống người khác vì tiền của ai người nấy xài”.

Những lần “vung tay quá trán” 

Việc xin tiền bố mẹ mua đồ dùng cá nhân không phải chuyện lạ, nhưng bạn Nguyễn Bảo - sinh viên năm 3, Đại học Hoa Sen (TP.HCM) đã vay mẹ 35 triệu để mua 2 chiếc áo phông của hãng Louis Vuitton (mỗi chiếc tương đương 17 triệu VNĐ) chỉ vì ‘đẹp, sang”. 

Nguyễn Bảo tâm sự: “Tính mình khá bốc đồng, thích là mua, nên mình không nghĩ gì nhiều và cảm giác được người khác ngưỡng mộ những gì mình thể hiện ra khá là hay ho.'

Và mình không hề hối hận. Tuy nó phung phí vì không phù hợp với tài chính của mình, nhưng vì mình mua bằng “tiền nợ” thì mình sẽ ép buộc bản thân phải đi làm kiếm tiền để “trả nợ”. Còn nếu không có “khoản nợ” nào thì chắc sẽ chỉ suốt ngày không làm gì và ăn bám bố mẹ!”

1-1.jpg
 Chiếc áo 17 triệu của Nguyễn Bảo.

Nguyễn Bảo không phải trường hợp duy nhất để cảm xúc “dẫn dụ, lôi kéo” và đưa ra các quyết định không tưởng. Thiên Ngân, sinh viên năm 3, Đại học Luật Hà Nội cũng có những trải nghiệm tương tự. Dù vẫn còn là sinh viên, hàng tháng được bố mẹ chu cấp tiền học và tiền ăn, cùng mức thu nhập không cố định do hưởng theo doanh số hàng tháng từ công việc part-time, Ngân vẫn luôn tự thưởng và yêu chiều bản thân bằng những món đồ tiền triệu. 

Theo lời kể, món đồ đắt tiền gần nhất Thiên Ngân mua là lọ nước dưỡng da xách tay trị giá 10 triệu, tiêu tốn 5 tháng tích lũy tiền nhưng không sử dụng được vì bị kích ứng với thành phần của sản phẩm, và hiện tại “lọ nước thần 10 củ đó giờ vẫn vứt xó chưa có cơ hội dùng lần hai”

Chia sẻ về những lần “love yourself - yêu bản thân”, cô bạn này cho biết: “Nhiều lúc, mình không có tiền hoặc không đủ tiền, nhưng vẫn lướt Shopee hàng ngày, bỏ thêm đồ vào giỏ hàng, chờ đến ngày nhận lương là “múc” luôn. Hoặc là hết tiền vì đam mê sống ảo, check in cafe sang xịn mịn với bạn bè.”

Thậm chí, lần gần đây nhất, Ngân cực kỳ thích một chai nước hoa trị giá 10 triệu, nhưng lại thiếu 2 triệu để có thể mua ngay tại thời điểm đó. Vì sợ sản phẩm hết hàng, và cũng vì quá thích nó, cô bạn đã xin ứng trước lương tháng sau để sở hữu “em nước hoa xịn sò”!

2-1.PNG
Lọ nước hoa 10 triệu Ngân mua.

Không giống trường hợp của Thiên Ngân, bạn Vũ Gia Bảo - sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, vẫn “cố chấp” bỏ tiền mua một món đồ chỉ vì thích dù biết bản thân sẽ không đi vừa. 

“Mình mua một đôi giày chelsea boots giá 1 triệu 9. Lúc mua bên shop đã báo hết size rồi. Mặc dù mình vẫn còn sự lựa chọn từ các shop khác, nhưng vì thích quá nên mình muốn mua luôn, cố chấp mua một đôi size to hơn. Trong cả một năm chắc số lần mình đi đôi giày đó chỉ đếm trên đầu ngón tay. mỗi lần nhìn thấy nó mình đều thấy tức và tiếc, tự hỏi là tại sao lúc đó mình lại cố chấp mua như thế.”. 

3-1.jpg
Đôi giày Chelsea Boots.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ quan điểm “tuổi trẻ là để trải nghiệm và vui chơi, không đủ tài chính để chơi lớn thì chơi vừa vừa trong tầm sức mình”. 

Mơ hồ với kế hoạch chi tiêu của bản thân

Đằng sau những lần “vung tay quá trán” là một bộ phận người trẻ mơ hồ về tương lai, chi tiêu không tính đến dài hạn.

Với Nguyễn Bảo, chàng sinh viên 20 tuổi không có một khoản chi cụ thể. Mỗi tháng, tiền nhà cửa, sinh hoạt chỉ có thể ước chừng là khoảng “4 đến 5 triệu”; số tiền còn lại trong tổng thu nhập 8 triệu là để ăn chơi. Thiên Ngân dù phân chia nguồn chi thành các phần “bắt buộc”, “cần thiết”, “yêu thích” nhưng không khoản nào có hạn mức tiêu dùng.

60fdacb72822e37cba33.jpg
Góc mỹ phẩm của Thiên Ngân.

Dù có những lần “bạo chi”, Thiên Ngân, Gia Bảo và Nguyễn Bảo đều ý thức dành một phần thu nhập cho những dự định xa hơn trong tương lai. Song đích đến của những công việc làm thêm, tiết kiệm tiền của bố mẹ lại là… những khoản chi tiêu mới, dù không biết là có đáng hay không.

Đều mong muốn sở hữu một chiếc xe để “tiện đi lại khi ra trường”, Thiên Ngân kể đã dành dụm được 60% chi phí, trong khi Gia Bảo sẽ dành “80 - 100 triệu” cho mục tiêu này. Nguyễn Bảo có dự định dài hơi hơn với việc lập sổ tiết kiệm để “tự mua một chiếc ô tô”; trong khi 3-4 tháng tới, số tiền để dành được sẽ đầu tư cho laptop mới.

5.jpg
Chiếc xe máy 80 -100 triệu Bảo mơ ước.

Sự mơ hồ trong cách lập kế hoạch chi tiêu với những số tiền ước chừng, những khoản để dành tình thế về lâu dài hình thành trong các bạn trẻ tư duy lệch lạc, thiếu tầm nhìn về đồng tiền.

Tại Hàn Quốc, trào lưu “shibal biyong”  (tạm dịch: chi tiêu hoang phí để vượt qua áp lực cuộc sống) có nhiều nét tương đồng với nghèo sang chảnh của Việt Nam. Với người trẻ “xứ sở kim chi”, hậu quả để lại là những khoản nợ chồng chất, cuộc sống vô định trong thất nghiệp, và thậm chí là tự tử. Theo Ngân hàng Hàn Quốc, nước này đang nợ hơn 1600 tỷ Won tiền học đại học; tiền mua nhà, xe; tiền mua sắm qua thẻ tín dụng và đánh bạc trực tiếp.

Sức hút của “nghèo sang chảnh” là quá lớn, nhưng cái giá phải trả cũng rất đắt và khó lường trước được. Cố gắng “gồng lên” để được cái mác “sang chảnh”, để khoe độ “giàu” và “chịu chi” suy cho cùng, chỉ là sĩ diện ảo.

Bạn đọc có đồng tình với góc nhìn trong bài viết?

Theo bạn, “nghèo sang chảnh” là lối sống mới hay sự lệch lạc về tư duy?

Quý độc giả có thể tham gia bình luận trực tiếp, hoặc đóng góp ý kiến ý kiến của mình qua địa chỉ: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN