101 chuyện kể sinh viên: Kỳ 1- Kinh doanh nước mắt

(Sóng Trẻ)- Chiều 16h, sáng 7h30, một nhóm các bạn trẻ lại đứng xếp hàng phát tờ rơi tại các ngã tư đông đúc trên địa bàn Hà Nội. Họ là những tình nguyện viên của một chương trình tự thiện nọ do một công ty truyền thông tổ chức. Xen lẫn những tiếng còi xe inh ỏi là những lời chào mời vừa e ngại vừa rụt rè: “ Em gửi chị, sắp tới đây bên em tổ chức chương trình từ thiện rất mong chị ủng hộ. Trong ba ngày cuối sẽ giảm 50% giá vé chị có thể cùng gia đình đến xem. Có rất nhiều khách mời nổi tiếng ạ”.

Trí trá chiêu trò “kinh doanh nước mắt”

Đáp lại tấm thịnh tình của các tình nguyện viên lòng đầy nhiệt huyết là những cái nhìn được ném về phía họ. Hoài nghi có, tin yêu cũng có. Người thì lắc đầu, người thì từ chối cũng có vài anh công nhân buông lời đùa cợt: “ Đưa anh phát hộ cho, anh đi xa một chút rải là hết ngay”. Không một chút đắn đo cô bé tình nguyện viên mắt sáng rực đôi tay nhỏ nhắn gạt mồ hồi: “Vâng thế thì tốt quá ạ. Em đang sợ không đủ chỉ tiêu”. Có lẽ ngay cả những người trong cuộc cũng không “khoái” lắm với những công việc từ thiện kiểu này, nếu không có bộ đồng phục, mũ đồng phục in chềnh ềnh lo công ty và vài dòng chữ nhợt nhạt: “Chương trình từ thiện vì trẻ em mồ côi, khuyết tật” thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đây là “đội quân phát tờ rơi dạo”.

Tại những chung cu, khu phố sầm uất hay đến các cổng trường đại học, ngã tư đường phố chốc chốc người ta lại bắt gặp hình ảnh một nhóm các bạn trẻ áo phục chỉnh tề cầm tờ rơi “tranh thủ” phát cho người đi đường. Người phát, người nhận, người cười, người mắng, tất cả tạo nên một khung cảnh hỗn độn như bức tranh về “thị trường từ thiện” hiện nay, bát nháo, trắng đen vô minh. Vậy từ khi nào mà một chương trình từ thiện với mục đích trong sáng, hướng thiện lại phải bươn mặt ra nài đường để làm cái công việc này ? Đó là khi anh phó giám đốc công ty A đang tất bật gọi điện “xin” tài trợ cho cái chương trình từ thiện mà công ty anh tổ chức.

Trong văn phòng rộng chừng 30m2 người đứng, người ngồi ai cũng có vẻ nhàn nhã duy chỉ có anh phó giám đốc là đang tất tưởi: “Alo, bên em là công ty A đang có một chương trình từ thiện và muốn gọi cho bên anh để kêu gọi hợp tác truyền thông”. Mấy ngày nay ông L đang như ngồi trên đống lửa. Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra sự kiện mà công ty ông tổ chức nhưng số lượng vé chỉ bán được khoảng 30%, các doanh nghiệp, tổ chức thì lại không mặn mà. Ca sĩ thì đòi cat xe cao dọa bỏ show. Cứ đà này thì theo tính toán của ông L công ty ông có thể lỗ 2 tỷ rưỡi. Vậy là chẳng còn ai quan tâm đến cái chuyện buổi từ thiện này dành cho ai, mời ai đến dự, trao quà như thế nào mà chỉ tập trung vào cái chuyên môn “bán vé”.

ff9efb941_anh1_2.jpg
Vô vàn kiểu biến tướng đã làm mất đi giá trị cao đẹp của hai chữ từ thiện

Toàn bộ người trong công ty từ anh trưởng phòng đến chị hậu cần lo bếp núc cùng các tình nguyện viên đổ xô ra đường phát tờ rơi. Ông L hạ lệnh: “Phải phát hết, phải phát sạch tờ rơi. Anh đầu tư biết bao nhiêu là tiền cứ thế này thì chết. Nói rõ là chương trình đang giảm 50% số vé. Ai bán được nhiều vé anh có thưởng, không phát hết tờ rơi thì đừng có mà ăn cơm hay đòi đi chơi”.

Cả công ty nhốn nháo vì cái lệnh của sếp L. Xúng xính áo nón đồng phục dắt díu nhau ra đường trong tâm trạng hồ nghi về chính công việc mình đang làm. Những bạn trẻ không có “chuyên môn” trong việc phát tờ rơi ngại càng thêm ngại. Nhiều bạn xấu hổ đến mức xin về thì bị nạt: “ Em mà về bây giờ anh sẽ báo sếp cho em nghỉ luôn”. Một vài bạn bị nạt nộ thì đồng ý làm tiếp, nhiều bạn quyết định bỏ ngang. 18h chiều họ lang thang nài đường với tâm trạng mệt mỏi và chán nản vì bị bỏ rơi trong khi đó chỉ vài tháng trước ai cũng hồ hởi áo quần xinh đẹp lên nhận bằng khen, giải thưởng rất “tầm cỡ” nhưng lại do công ty tự tổ chức và “tự sướng với nhau”. Từ anh MC cho đến chị nấu cơm, dọn phòng ai cũng hồ hỏi vì những đóng góp “vĩ đại” của mình cho đất nước.

Xấu hổ vì đi làm từ thiện

N.H.T ( 23 tuổi) đang đứng ngồi không yên vì khoản nợ 10 triệu đồng mà T vay để trang trải cuộc sống sau gần 3 tháng không có lương. T ấm ức: “ Em bị giam lương ba tháng rồi. Bây giờ nghỉ cũng không được mà đi làm thì cũng chẳng biết đến bao giờ có lương. Họ cố tình không trả lương mình để mình làm cho họ và họ bóc lột mình. Em hỏi sếp thì sếp cứ ậm ừ, hứa ngày này qua tháng khác. Nhìn bên nài thì hào nhoáng thế thôi nhưng thực ra công ty không có tiền đâu mà tổ chức từ thiện. Đến cả bọn em còn không có lương thì lấy đâu ra tiền. Toàn bày trò ra để kinh doanh thôi chứ từ thiện gì đâu ạ”.

Chung cảnh ngộ với T, rất nhiều nhân viên của công ty A đang trong tình cảnh bị giam lương. Họ phải đi làm mà không có một đồng nào trong túi trong khi cuộc sống thì vẫn phải duy trì. Cũng chính vì thế sự nhiệt huyết đối với các chương trình từ thiện trong họ bị giảm đi rất nhiều. Nhân viên là vậy còn tình nguyện viên thì cứ xác định là “làm không công và tự nguyện”. Cũng chính vì hai từ “tự nguyện” trói chặt trách nhiệm của họ với chương trình. Họ là những sinh viên mang trong mình đầy sự nhiệt huyết và đặt niềm tin vào cái mác từ thiện. Không ít những tình nguyện viên được tuyển theo hình thức thời vụ tức là khi có chương trình thì tuyển khi hết chương trình thì cũng như xong. Hình thức này chẳng khác nào vắt chanh bỏ vỏ. Tệ hơn nhiều bạn sinh viên bị rơi vào bẫy tiền, bẫy tình từ chính những người mà họ đã từng thần tượng.

ff9efb941_anh2_2.jpg
Rất nhiều sinh viên với nhiệt huyết tuổi trẻ nhưng vô tình "lọt lưới" vào các công ty lừa đảo lợi dụng mác từ thiện 

Sinh viên N chua chát tâm sự: “ Sau khi tham gia cái clb tình nguyện này làm được một chương trình thì em mới hiểu có nhiều chương trình họ tổ chức ra để kinh doanh chứ thực chất chẳng vì ai cả. Đành rằng làm ăn thì phải có lãi nhưng họ làm vậy chẳng xứng đáng với hai từ từ thiện. Cũng là kinh doanh trên nước mắt cả thôi anh ạ. Em chẳng còn tin vào từ thiện nữa. Thà mình lên chùa giúp đỡ các ni cô chăm sóc các em mồ côi còn có ích hơn là tham gia mấy cái này. Bọn em toàn bị sai làm việc vặt, những việc rất không liên quan đến từ thiện. Mấy hôm về em còn bị sếp nhắn tin gạ tình nữa. Phát hoảng”.

Cũng giống như N, H đang là một sinh viên năm 3. Sau một thời gian tham gia công ty chuyên tổ chức các chương trình từ thiện H cho biết: “ Tưởng từ thiện thế nào chứ em thấy như kiểu kinh doanh lừa đảo ý. Công ty thì vẽ vời tổ chức. Em làm ở bộ phận marketing ngày nào cũng phải gọi điện xin tài trợ các doanh nghiệp mà họ hứa sẽ chi trả cho mình 20% hoa hồng. Nhưng thực ra họ có mặn mà gì với mấy cái chương trình kiểu này đâu. Họ hiểu hết bản chất của câu chuyện. Lại còn mấy chương trình tôn vinh các thứ cũng đều là bỏ tiền mua danh thôi”.

Chua chát hơn T rất nhiều, D.X.G là một thủ lĩnh đoàn của một hội sinh viên tình nguyện cũng khá có tiếng ở Hà Nội. Cách đây vài tháng G được một chị trong công ty B tìm đến với mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bạn trẻ. Giọng nói ngọt ngào cùng gương mặt toát lên vẻ từ tế đã khiến G quyết định nhận lời thỉnh cầu đó. Suy nghĩ của G hết sức đơn giản: Họ là những người trẻ, sinh viên tình nguyện thì nên đóng góp và tham gia các chương trình từ thiện như thế này để giúp ích cho xã hội. G cũng nghĩ đây là cơ hội tốt cho các bạn rèn luyện thêm kỹ năng mềm. Với suy nghĩ như vậy G nhận lời mà không mảy may suy nghĩ.

Trong vài tháng qua sáng nắng, chiều mưa nhóm của G đều dốc toàn bộ tâm huyết cho chương trình. Công ty chỉ hỗ trợ cho một bữa ăn trưa trên tinh thần “làm vì từ thiện”. Các bạn trẻ phải ôm đầu trần ra nài đường “xin tiền”. Xin từ những người dân người thì 5000 VNĐ, người thì 10.000 VNĐ thậm chí có người không cho mà còn chửi. Trên khắp các tuyến phố của Thủ đô Hà Nội đâu đâu cũng thấy bóng dáng đội quân từ thiện đi..xin tiền làm chương trình. G cho biết nhiều người tưởng họ là đa cấp, lừa đảo đã không cho lại còn chửi.

Vân vê từng đồng tiền lẻ, gấp lại cho phẳng phiu G uất nghẹn: “ Nhiều bạn không xin được vì xấu hổ quá. Bọn em đi xin tiền mà cứ như đi ăn xin.Người mắng kẻ chửi, cũng phải thôi vì bây giờ lừa đảo nhiều mà nhìn bọn em có khác gì đa cấp đâu. Tuy vậy mỗi ngày cũng xin được vài triệu, ngày cao thì hơn chục triệu. Tiền đấy về tay công ty, bọn em chẳng cầm đồng nào vì nghĩ mình đi từ thiện. Em chán lắm rồi”.

Những số tiền như G nói chẳng biết đi về tay ai, có đến được tay những người khốn khổ đang mòn mỏi sống với “lời hứa suông” hay không chỉ biết rằng những chương trình từ thiện “giả cầy” kinh doanh nước mắt như thế đã khiến cho hai từ “từ thiện” mất đi rất nhiều giá trị. Mới đây trên facebook ầm ĩ vì event “ Sờ ngực để từ thiện”. Chẳng biết câu chuyện trên là có thật hay không có thật. Nhưng có vẻ như hiện nay người ta thích lấy hai chữ “từ thiện” ra để kinh doanh, để đùa cợt. Thiết nghĩ với “thị trường” kinh doanh từ thiện đang bão hòa như hiện nay cần có những quy định cụ thể để trả lại danh dự, chuẩn mực cho những người đang ngày đêm làm từ thiện thật tâm và có ích cho xã hội.

Ninh Vũ
ĐPT K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật10 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật14 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN