12 cái “Bóng” của chàng Giốc-cơ
(Sóng Trẻ) - Một chút niềm vui trong sự vô lo vô nghĩ giữa đời thực, một chút “trần trụi” với chàng trai tí hon tiểu bậy vào nhân vật chính khổng lồ, hay một chút hài hước với ống kính hình mặt lợn… Đó là những cảm nhận khác nhau khi lạc vào thế giới trong tranh của chàng Giốc-cơ Lê Nguyên Mạnh với cái tên: “Bóng”.
12 bức tranh sơn dầu lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại triển lãm “Bóng” (Bùi Gallery, Hà Nội) ngày 21/6 vừa qua giống như những thước phim quay chậm của một vở hài kịch. Mỗi “góc máy” phản ánh chiếc bóng hiện thực, một khía cạnh của xã hội đương đại mà người xem tự định hướng con đường đi riêng của mình trong đó.
Xuyên suốt “Bóng” có hai góc nhìn. Về phía của chàng Giốc-cơ, đó là những niềm vui vô lo nghĩ và một thế giới thực. Chàng ta vươn ra nài, đôi lúc đấm, khi lại cấu phía còn lại, nơi có một xã hội trật tự. Nhưng xã hội này là gì? Đó là một thế giới của những cô gái với đầu là những đóa hoa nở rộ, của Benjamin Franklins, và của những khuôn mặt trống rỗng với khóa kéo thay cho miệng. Diễn viên của vở hài kịch này là chàng Giốc-cơ bí ẩn, thoát mình khỏi trò đoán chữ, ám ảnh về khuôn mặt và hình tượng của mình, chỉ thi thoảng lướt qua trò chơi của phía bên kia.
Người xem cũng có thể cho rằng đây là một vở hài kịch đen của những chú hề, của những nhà quay phim, những nhiếp ảnh gia thô tục nhưng nó lại là một cái nhìn chân thực về bản thân và về chủ nghĩa cá nhân, thứ chỉ có thể tồn tại sau một lớp màn mỏng trong xã hội Việt Nam đương đại. Họa sĩ Lê Nguyên Mạnh đã quan sát vị trí của mình trong xã hội, và gián tiếp bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua những kinh nghiệm của bản thân mình.
Tới sự triển lãm có đông đảo các họa sĩ, nghệ sĩ trình diễn đương đại trẻ hàng đầu Việt Nam như: Đào Anh Khánh, Phương Vũ Mạnh, Phạm Văn Trường, Lê Anh Hoài… và rất nhiều nghệ sỹ, khán giả nại quốc từ lâu đã quen sống, làm việc và tư duy với nền mỹ thuật – nghệ thuật đương đại. Triển lãm sẽ còn kéo dài từ nay đến hết ngày 13/8.
12 bức tranh sơn dầu lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại triển lãm “Bóng” (Bùi Gallery, Hà Nội) ngày 21/6 vừa qua giống như những thước phim quay chậm của một vở hài kịch. Mỗi “góc máy” phản ánh chiếc bóng hiện thực, một khía cạnh của xã hội đương đại mà người xem tự định hướng con đường đi riêng của mình trong đó.
Bóng các loại
Xuyên suốt “Bóng” có hai góc nhìn. Về phía của chàng Giốc-cơ, đó là những niềm vui vô lo nghĩ và một thế giới thực. Chàng ta vươn ra nài, đôi lúc đấm, khi lại cấu phía còn lại, nơi có một xã hội trật tự. Nhưng xã hội này là gì? Đó là một thế giới của những cô gái với đầu là những đóa hoa nở rộ, của Benjamin Franklins, và của những khuôn mặt trống rỗng với khóa kéo thay cho miệng. Diễn viên của vở hài kịch này là chàng Giốc-cơ bí ẩn, thoát mình khỏi trò đoán chữ, ám ảnh về khuôn mặt và hình tượng của mình, chỉ thi thoảng lướt qua trò chơi của phía bên kia.
Người xem cũng có thể cho rằng đây là một vở hài kịch đen của những chú hề, của những nhà quay phim, những nhiếp ảnh gia thô tục nhưng nó lại là một cái nhìn chân thực về bản thân và về chủ nghĩa cá nhân, thứ chỉ có thể tồn tại sau một lớp màn mỏng trong xã hội Việt Nam đương đại. Họa sĩ Lê Nguyên Mạnh đã quan sát vị trí của mình trong xã hội, và gián tiếp bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua những kinh nghiệm của bản thân mình.
Ngô Mạnh Hà – Vũ Thị Thúy
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận