12 mẹo để có giấc ngủ sâu

(Sóng trẻ) - Trung bình mỗi người dành tới 1/3 cuộc đời mình để ngủ. Thế nhưng không phải ai cũng thức dậy với tinh thần khoan khoái, đầy năng lượng để sẵn sàng bắt đầu một ngày mới. Vậy phải làm thế nào để giấc ngủ thực hiện đúng chức năng “sạc điện” của nó? Các chuyên gia y tế Viện đại học Harvard đã tìm ra 12 mẹo để có được giấc ngủ sâu và êm ái.

Giấc ngủ kém chất lượng gây nhiều bệnh nguy hiểm

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học London đã tiến hành khảo sát trên 17000 sinh viên sinh sống tại 24 quốc gia khác nhau, trong độ tuổi từ 17 – 30 về tình trạng sức khỏe nói chung, trong đó đặc biệt lưu tâm đến vấn đề giấc ngủ.

98d58b32f_anh1.jpg
Biểu đồ đánh giá thời gian ngủ của sinh viên

Chỉ có 63% trong tổng số các sinh viên tham gia khảo sát có giấc ngủ hợp lý (7 - 8 tiếng/ngày). 16% sinh viên ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày thường có giấc ngủ không sâu nhưng lại kéo dài, gây nên cảm giác đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy. Khảo sát cũng chỉ ra rằng 21% sinh viên ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe hơn so với số sinh viên còn lại. Các vấn đề về sức khỏe này bao gồm: bệnh trầm cảm, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, chứng suy giảm trí nhớ, các bệnh về tim (suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim không đều). Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng tỏ được mối liên hệ giữa giấc ngủ kém lượng và chất với bệnh béo phì.

12 mẹo giúp bạn có giấc ngủ sâu

Ấn phẩm y tế của Trường Y Harvard – ngôi trường được xếp hạng đầu trong top những trung tâm nghiên cứu y khoa tốt nhất tại Mỹ bởi tạp chí News & World Report (tạp chí lâu đời và uy tín nhất trong lĩnh vực xếp hạng giáo dục trên thế giới), đã đưa ra 12 mẹo giúp bạn có một giấc ngủ sâu:

1. Thiết lập một giờ ngủ nhất định và tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, ví dụ như tắm qua bằng nước nóng, hay nghe những bản nhạc dịu nhẹ, êm ái.
2. Chỉ dùng giường ngủ để ngủ và nghỉ ngơi. Tránh đọc sách và xem tivi trên đó.
3. Nếu không thể ngủ sau 15 – 20 phút, hãy rời khỏi giường và tới một căn phòng khác. Làm một điều gì đó thật thư thái, ví dụ như yên lặng đọc sách dưới ánh đèn mờ, dịu. Không xem tivi hay sử dụng máy vi tính, bởi lẽ ánh sáng hắt ra từ màn hình có tác dụng kích thích. Khi bạn bắt đầu thiu thiu buồn ngủ, hãy nhanh chóng trở lại giường. Lưu ý: đừng trì hoãn thời gian thức dậy đã định chỉ để bù đắp lại cho việc mất ngủ.
4. Dành ra 45 phút mỗi ngày để luyện tập những bài thể dục vừa phải. Thời gian thích hợp nhất cho việc này là buổi sáng sớm. Nhưng cũng đừng quên duỗi cơ hay tập yoga để thư thái tinh thần trước giờ đi ngủ.

98d58b32f_anh2.jpg
Yoga – liệu pháp tự nhiên chữa chứng mất ngủ

5. Sắp xếp lịch trong ngày thật khéo để đẩy những nhiệm vụ khó khăn và căng thẳng lên trước và đưa phần công việc nhẹ nhàng hơn theo sau. Điều này sẽ giúp bạn thư thái hơn – tạo tâm thế hoàn hảo chuẩn bị cho giấc ngủ sâu và êm ái vào lúc cuối ngày.
6. Đừng để bụng đói trước khi lên giường, nhưng cũng đừng ăn quá no ngay trước khi đi ngủ. Nếu bạn muốn có một bữa ăn nhẹ trước giờ G, hãy đảm bảo đồ ăn thuộc loại khô và mang vị nhạt.

a34895c06_anh3.jpg
Magie trong chuối giúp thư giãn cơ bắp, đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn

7. Hạn chế đồ ăn thức uống có chứa caffeine và tuyệt đối không đụng đến chúng sau 14h.
8. Tránh xa chất cồn sau giờ ăn tối. Dù rất nhiều người coi đồ uống có chứa cồn như một loại thuốc an thần; nhưng thực tế, nó sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
9. Để ngăn tình trạng phải rời giường giữa đêm để đi vệ sinh, bạn nên tránh uống quá nhiều chất lỏng sau bữa tối.
10. Hãy đảm bảo giường của bạn thật thoải mái cũng như phòng ngủ đủ tối và tĩnh lặng. Nếu cần hãy suy xét xem có nên mua mặt nạ ngủ hay nút bịt tai không nhé.
11. Đừng để giấc ngủ trưa quá dài. Nếu cần nghỉ trưa, hãy chợp mắt trong khoảng 20 – 30 phút vào đầu giờ chiều thôi.
12. Luyện tập hít thở cũng rất quan trọng. Hãy thở ra thật chậm và đều khi bắt đầu giấc ngủ.

Dịch và tổng hợp: Nguyễn Ngọc Anh
Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN