Gạt bỏ suy nghĩ “đầu độc” cuộc sống của bạ

(Sóng trẻ) – “Thay suy nghĩ, đổi cuộc đời”, ai cũng biết mà hầu hết mọi người lại chưa chịu chú tâm để sống tốt hơn. Hãy thử một lần bình tâm để nhận ra những suy nghĩ tiêu cực đã “giết chết” cuộc sống của bạn như thế nào. 

Chúng ta đều ít nhất có một lần nhận ra bản thân bị hạn chế bởi chính suy nghĩ của mình. Nhưng đã bao giờ bạn thẳng thắn nhìn vào những suy nghĩ tiêu cực ấy và gọi tên nó? Nếu biết 90% vấn đề bắt nguồn từ cách nhận thức, tự nhiên bạn sẽ hiểu ra rằng: Đã đến lúc gạt bỏ lối suy nghĩ này:

1. Suy nghĩ bạn là nạn nhân
 
Bạn không phải là nạn nhân. Vì thế hãy ngừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác vì những rắc rối của bạn. Loại bỏ ngay tâm lý mình là nạn nhân vì nó chẳng giúp ích được gì cho bạn, nó còn là trở ngại ngăn bạn đến thành công. Phải nhận thức được rằng, bạn là người duy nhất nắm giữ vận mệnh của mình.

2. Nghĩ rằng bạn có thể thay đổi người khác
 
Bạn không thể. Điều duy nhất có thể thay đổi người khác đó chính là bản thân họ. Nếu họ không muốn thay đổi hay không biết thay đổi như thế nào thì tất cả những nỗ lực của bạn sẽ bị lãng phí. Vì vây, đừng lo lắng cho người khác. Nếu bạn không thích họ, bạn có thể chọn cách không giao thiệp với họ nữa. Nhưng bạn không có quyền thay đổi họ.

3.  Bạn có thể chống lại tất cả

Có một vài điều bạn có thể thay đổi. Thực tế, có rất nhiều thứ bạn có thể thay đổi. Bạn có thể giảm cân. Bạn có thể tìm công việc tốt hơn. Bạn có thể đi học trở lại. Nhưng có những điều bạn không thể thay đổi. Bạn có thể thay đổi công việc nhưng bạn không thể thay đổi ông chủ của mình. Bạn cũng chẳng thể thay đổi thực tế rằng hàng tháng bạn phải chi trả tiền thuê nhà. Nhưng bạn có thể ngừng phản kháng. Chống lại những chuyện không thay đổi được chỉ làm bạn phiền muộn hơn mà thôi. Thế nên, thay đổi những gì bạn có thể và chấp nhận những gì bạn không thể đổi thay.

4. Đứng núi này trông núi nọ

“Giá như mình xinh đẹp như cô gái kìa thì mình sẽ hạnh phúc lắm”, hay “Mình mà giàu được như anh ta thì sướng lắm đây”. Có những suy nghĩ không phải là sự thật. Bạn nghĩ người khác tốt hơn bạn không có nghĩa đó là sự thật. Có thể cô gái xinh đẹp đó không được sống theo ý của mình. Anh chàng giàu có kia chẳng bao giờ có thời gian gặp gia đình vì lo làm giàu. Đừng đứng núi này trông núi nọ. Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có.
 
5. Trông mong vào người khác
 
Sự kì vọng có thể giết chết hạnh phúc, ngay cả khi bạn nghĩ rằng sự kì vọng của mình là hợp lý. Ví dụ như bạn mong rằng bạn cùng phòng hay chồng/vợ của bạn chia sẻ việc vặt trong nhà, trông mong là vậy nhưng chưa chắc họ sẽ làm. Bạn cũng chẳng muốn ai bắt bạn làm những điều bạn không muốn làm cả. Do đó đừng áp đặt kì vọng của bạn vào người khác. Nếu như bạn không thích cách họ cư xử hoặc là chấp nhận hoặc chẳng cần quan tâm.

ef2f04efc_beautiful_life1280x800.jpg

6. Nghĩ rằng người nào đó sẽ làm bạn hạnh phúc

Bạn đang tạo áp lực cho người khác bằng cách bắt họ làm bạn hạnh phúc đấy. Bạn phải tự tạo hạnh phúc cho mình, đừng ngồi chờ ai đó xuất hiện và làm bạn hạnh phúc. Chỉ có bạn mới có thể làm được điều đó.

7. Bạn luôn đúng

Tôi luôn tự hỏi tại sao có những người đến chết vẫn cố chứng minh rằng mình đúng. Vấn đề là gì? Tôi nghĩ có thể họ làm vậy để chứng tỏ họ không yếu đuối. Hoặc họ dễ bị tổn thương. Hoặc đơn giản là ngu ngốc. Thừa nhận bạn sai là bạn đang trưởng thành trong suy nghĩ. Bạn có ý kiến của bạn, vậy tại sao không để người khác có ý kiến của riêng họ?

8. Lo lắng về những điều người khác nghĩ

Tại sao bạn quan tâm? Bạn nghĩ rằng họ đang đánh giá bạn? Bật mí cho bạn nhé: chẳng ai phán xét bạn nhiều như bạn phán xét chính mình. Những người khác đang quá bận rộn để đánh giá bản thân họ. Họ sẽ chẳng có thời gian để để ý tới bạn. Vì thế hãy làm những việc khiến bạn hạnh phúc. Và nếu có ai đó đang phán xét bạn, đó là vấn đề của họ, không phải của bạn. Lờ họ đi và vui vẻ lên nào.

9. Chỉ có một Đúng và một Sai

Những gì một người nghĩ là “chân lý” có thể sẽ không được người khác đồng tình. Ai đúng, ai sai tùy thuộc vào cách bạn nghĩ. Người ta nghĩ điều gì đó đúng vì nó hợp với cách họ sống và cách họ nhìn nhận thế giới. Thế thôi, chẳng có gì là đúng tuyệt đối và cũng chẳng có gì là sai hoàn toàn.

ef2f04efc_topoftheworld.jpg

10. Lo lắng về tương lai vì bạn không chuẩn bị trước

Tôi thích câu nói: “Lo lắng giống như đang cầu nguyện những gì bạn không muốn”. Đừng phí thời gian lo lắng về những chuyện không đâu và làm những điều vô bổ. Thay vào đó hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm tốt nhất hiện giờ. Hãy ngừng lo lắng về tương lai vì bạn không thể “lập trình” mọi thứ một cách hoàn hảo được.

11. Nghĩ rằng tiền bạc là thước đo hạnh phúc

Chúng ta sống trong xã hội đề cao giá trị của tiền bạc và thành tích. Chúng ta nghĩ người giàu sẽ hạnh phúc hơn người nghèo. Nhưng đó không phải là sự thật. Một nhân viên cửa hàng McDonald bình thường có khi còn hạnh phúc hơn nhiều tỷ phú. Vì thế, đừng nghĩ rằng phải giàu mới có được hạnh phúc. Chẳng đúng chút nào cả. Giàu có tốt thật đấy, nhưng nó không làm bạn hạnh phúc. Chỉ có bạn mới có thể làm điều đó.

12. Tin rằng quá khứ quyết định tương lai

Vì bạn xuất thân từ một gia đình nghèo khó hoặc phạm sai lầm trong quá khứ không có nghĩa bạn không thể có tương lai tốt đẹp hơn. Nếu bạn đã tự “đóng dấu” mình là kẻ thất bại trong quá khứ thì bạn sẽ tiếp tục thất bại ở tương lại mà thôi. Bạn nghĩ mình là người thế nào thì bạn sẽ trở thành người như thế. 
                                                                      
Carol Morgan (Lifehack)
Dịch : Quang Dũng 
TP.HCM

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN