Bác sĩ tâm thần: Những người dễ bị tổn thương sức khỏe tinh thần trong mùa dịch nhất nằm ở lứa tuổi trẻ em.

(Sóng trẻ) - Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Uân, trẻ em từ 6 – 15 tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách và là nhóm đối tượng dễ bị tổn thưởng sức khỏe tinh thần trong mùa dịch. 

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Uân - nguyên phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, văn phòng trung tâm Bệnh viện Tâm thần trung ương 1, về những ảnh hưởng của dịch bệnh đến sức khỏe tinh thần của con người. 

anh-1-3.jpg
Bác sĩ Đinh Hữu Uân - Nguyên phó trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, văn phòng Trung tâm Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Thành viên Hiệp hội Tâm thần Mỹ - APA (Ảnh NVCC)

 

PV: Trong thời điểm dịch bệnh, các thói quen sinh hoạt bị đảo lộn và cuộc sống khó khăn hơn. Theo bác sĩ điều này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bản chất của con người là thể hiện mình thông qua các mối quan hệ xã hội. Thời điểm dịch bệnh, mọi người đều phải tuân theo thông điệp 5K, mọi sinh hoạt đều phải giữ khoảng cách. Nó tạo nên một môi trường, một cuộc sống bình thường mới thì người ta vẫn chưa thích nghi được với điều kiện cuộc sống đó. Chính vì thế, tâm lý trở nên bức xúc, ức chế và rất dễ cáu bẳn, gây nên khó chịu về mặt cảm xúc, về mặt tâm lý, làm ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe tinh thần nói chung. 

PV: Bên cạnh tác động của bối cảnh dịch bệnh, còn những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần?

Ngoài yếu tố dịch bệnh ra, còn có những yếu tố liên quan đến dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng rất lớn sức khỏe về tinh thần. Ví dụ như là áp lực công việc, xã hội càng phát triển thì áp lực công việc lại càng nhiều.  Cứ khi gần đến deadline thì áp lực đó lại rất mạnh, có những người vượt qua được để con người trở nên mạnh mẽ hơn nhưng có những người không vượt qua được và cảm thấy bồn chồn, lo lắng lo âu.

Ngoài áp lực công việc ra thì còn một số áp lực khác, ví dụ như các quan hệ xã hội mà nó phức tạp thì cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Ví dụ như người sống trong gia đình có bố mẹ ly thân, hoặc con cái trong gia đình khó bảo, hư hỏng thì cũng có sự tác động đến tinh thần. 

PV: Trong thời điểm dịch bệnh này, những đối tượng nào dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe tinh thần?

Tôi tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân rối loạn về sức khỏe tâm thần. Những người dễ bị tổn thương sức khỏe tinh thần trong mùa dịch nhất nằm ở lứa tuổi trẻ em. Trẻ em từ 6 – 14, 15 tuổi là lứa tuổi đang hình thành nhân cách. Giờ phải ở trong nhà như thế, không được ra ngoài vui chơi, chỉ quanh quanh khuôn viên nhà thôi, nó gây nên bệnh lý cho những trẻ em này. 

Đối tượng hay gặp phải nữa là những người có bệnh lý lâm sàng sẵn thì trong mùa dịch như thế này người ta tiếp cận với dịch vụ y tế khó khăn, đi lại khó khăn nên không thể đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, nên tạo cơ hội cho bệnh bùng phát. Đối tượng thứ ba là những người lao động mất việc trong thời gian dịch bệnh thì cũng gây ra rối loạn về tâm lý.

 

anh-2-3.jpg
Bác sĩ Đinh Hữu Huân trong một buổi làm việc trực tuyến mùa dịch (Ảnh NVCC)

 

PV: Bác sĩ có thể kể ra một số dấu hiệu thường gặp khi sức khỏe tinh thần thiếu ổn định? 

Triệu chứng đầu tiên là rối loạn về cảm xúc. Tinh thần người ta tự nhiên nóng nảy hơn, thiếu kiềm chế, người ta thiếu nền nã và dễ bốc đồng. Biểu hiện thứ hai là rối loạn về giấc ngủ, khi tinh thần căng thẳng thì giấc ngủ thường không ngon, thường thì khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, có người thì mất ngủ. Biểu hiện tiếp theo là lo âu, họ luôn luôn sống trong sự sợ hãi. Ví dụ như sự việc không xảy đến mức đó, nhưng người ta cứ lo lắng quá mức, cho rằng việc đó hết sức nghiêm trọng. Những biểu hiện nặng nhất là khi sức khỏe tinh thần bị rối loạn đến mức người ta gọi là loạn thần thì sẽ sinh ra hoang tưởng và ảo giáo.

PV: Vậy từ những biểu hiện đó thì có thể dẫn tới những bệnh lý gì thưa bác sĩ?

Từ những triệu chứng đó mà có thể phát sinh ra những bệnh lý tâm thần khác nhau. Tôi có thể kể ra một số bệnh như thế này, thứ nhất là rối loạn lo âu, người ta bồn chồn, lo lắng, khó chịu mất ngủ. Thứ hai, khi mà sang chấn tâm lý đủ mạnh có thể gây nên trầm cảm. Đây là từ mà thanh niên hay gặp, người ta buồn phiền, lo âu đến mức độ có thể có những hành vi tiêu cực. Thứ ba là rối loạn cảm xúc, sau khi buồn phiền thì người ta lại hào hứng quá vui quá, người ta gọi là bệnh hưng cảm. Nặng nhất là rối loạn về nhận thức cảm tính và lý tính, sinh ra ảo giác, hoang tưởng.

PV: Vậy có những lưu ý và giải pháp nào để có thể giữ gìn và cải thiện sức khỏe tinh thần trong bối cảnh dịch bệnh này?

Muốn có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt thì đầu tiên phải có lối sống lành mạnh, phải ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, quá căng thẳng, đặc biệt là thanh thiếu niên không được sử dụng các chất kích thích và chơi game quá nhiều.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN