Bài học để đời từ những chuyến đi tác nghiệp

(Sóng Trẻ) - Tôi là dân học Phát thanh, những chuyến tác nghiệp gần như rất ít nhưng từ khi học “Nhập môn Báo Mạng”, tôi năng nổ hơn, đi nhiều hơn. Những chuyến đi thực tế này đã giúp tôi học được rất nhiều điều mà chỉ có đi tôi mới có được.

Bài học về Sự nhanh nhạy và cạnh tranh gay gắt của Báo chí

Sau khi nhận được thông báo “phải đăng được 7 bài trên trang Sóng trẻ” từ cô Trường Giang- Phó trưởng khoa PTTH, tôi bắt tay ngay vào việc. Tôi tìm kiếm thông tin từ người thân và bạn bè, từ các trang mạng. Chuẩn bị máy ảnh, sổ, và bút để hễ ở đâu có thông tin hay là tôi tức tốc lên đường.

Lần đầu tiên đi viết bài, đưa tin về một sự kiện, tôi loay hoay chụp ảnh, ghi ghi, chép chép, đi từ trưa đến tận hơn 7h tối mới về được tới nhà. Bụng đói meo, hoa cả mắt nhưng tôi vẫn cố gắng mở máy tính, chọn lọc thông tin và ảnh để viết bài. Vừa mới gửi bài được một lúc lòng đang khấp khởi mừng thầm thì bỗng cô bạn cùng lớp nói với tôi “bài đó đã có người khác đăng rồi”. Thất vọng và hụt hẫng, tôi mò mẫm mở máy tính và nhìn bài khác được đăng. Tôi cứ nghĩ bài này có gì hay nhỉ, ảnh chụp còn không đẹp bằng mình, thế nhưng cô bạn cùng lớp đã nói với tôi rằng: “Cậu phải xem người ta chụp ảnh như thế nào, góc cạnh ra làm sao, bởi mỗi bức ảnh đều mang một ý tứ và thông điệp riêng của nó”. Và tôi đã học được ở cô bạn điều đó!

72ddddc12_chuyen_nghe_bao..jpg

Hãy nhanh nhất có thể khi tác nghiệp

Cái cảm giác bụng đói meo, hoa cả mắt nhưng vẫn gồng mình lên để viết bài cho kịp đăng. Cái cảm giác hụt hẫng khi vất vả chạy đi viết bài đến tối mò mới về rồi cuối cùng người khác lại được đăng đã giúp tôi nhận ra: Sự nhanh nhạy và cạnh tranh gay gắt của Báo chí (điển hình là Báo Mạng) mà chỉ chậm một giây, một phút thôi là công sức của bạn coi như uổng phí. Đó là bài học đầu tiên cho tôi khi bắt tay vào nghề, thực sự có đi tác nghiệp như vậy tôi mới hiểu và thấm thía được sự vất vả của những Phóng viên Báo Mạng.

Điều đó đòi hỏi người làm báo phải có một khối óc tư duy tốt, kịp thời và nhanh nhạy. Không chỉ nội dung bài viết tốt, mà chất lượng ảnh cũng phải dùng được. Đồng thời nhà báo cũng phải biết khái quát, tóm lược vấn đề nói “đúng” và “trúng” để Tin, bài có thể kịp thời đến với công chúng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng và độ nhanh nhạy.


Bài học Từ những nguồn tin

Trong những chuyến đi tác nghiệp, sẽ có những lần bạn may mắn có được thông tin, nhưng cũng sẽ có những lần bạn phải dùng đến “thủ thuật” và phải “chai lỳ” một chút. Cũng sẽ có những nguy hiểm luôn rình rập các bạn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, nhưng đã chấp nhận đi theo nghề là chúng ta phải chấp nhận chịu khó, chịu khổ. Nài những gian nan thì chắc chắn  các bạn cũng sẽ học được rất nhiều điều từ những chuyến đi tác nghiệp này.

Trong một lần nọ khi đi phỏng vấn nhân vật để viết bài, anh Hạnh-cnhân vật trong bài viết “Nguyên Văn Hạnh- Chàng trai của khát khao và bản lĩnh” (đã được đăng trên mục “Gương sáng học đường”) nói với tôi rằng: “Khi đi phỏng vấn hay tác nghiệp ở một nơi nào đó, điều đầu tiên em làm đó là phải tạo được ấn tượng với người được phỏng vấn. Có thể là thân mật, cởi mở, và em phải như một người thuyền trưởng chèo lái con thuyền của mình cập bến. Có như vậy thì người ngồi đối diện với em mới muốn trả lời, và tâm lý vui vẻ, thoải mái thì họ sẽ trả lời rất nhiệt tình, bằng không nếu em ít nói hoặc khó gần thì người được phỏng vấn cũng sẽ ngại trả lời và không nói hết những gì họ biết.”

Cũng trong một lần khác, khi đi tác nghiệp ở triễn lãm tranh của họa sỹ Tạ Thị Thanh Tâm, tôi đã có dịp được trò chuyện cùng cô. Cô bảo: “ Ở đời lắm sự ghen ghét, ghanh đua lắm cháu ạ! Nếu cháu viết tung hô vấn đề, viết quá sự thật thì dễ sinh lòng đố kỵ, ghanh ghét của nhiều người. Làm nhà báo thì nên nói đúng sự thật. Đừng phóng đại hay thu nhỏ vấn đề, nên viết ở một mức độ vừa phải để người nghe, người đọc tiếp nhận được lượng thông tin vừa đủ”

Cô còn chia sẻ thêm với tôi cô có một người bạn khi tổ chức triển lãm tranh và đã có một số tờ báo viết bài sai sự thật theo kiểu “trùi dập”. Hậu quả là đã khiến cho nhân vật này rơi vào trạng thái trầm cảm nặng bởi vì suy nghĩ quá nhiều…

“Làm nghề báo rất vất vả. Nhất lại là con gái nữa, con phải đi nhiều, viết nhiều, nếu không có lòng đam mê, yêu nghề con không thể làm được. Bất kể công việc gì trong cuộc sống, nghề Báo hay nghề gì cũng vậy, con phải có lòng đam mê, yêu nghề và cố gắng thì con mới có thể thành công được!” và đây là lời chia sẻ của Sư thích Minh Thuần (ngụ tại chùa Linh Thông - Thanh Trì - Hà Nội)

Vậy đấy, những chia sẻ rất Báo chí của những con người không hề được đào tạo qua Báo chí. Sau những chuyến đi tác nghiệp như thế này tôi đã “bỏ túi” được rất nhiều kiến thức và nhiều bài học quý báu, điều quan trọng là tôi đã học được rất nhiều điều về chuyện nghề, những kiến thức này không hề có trên sách vở mà chỉ có đi tôi mới có thể học được.

Những kiến thức quý giá đó sẽ là nền tảng, đặt những viên gạch đầu tiên để góp phần xây dựng nên một nhà báo-theo đúng nghĩa của nó. Tôi đã thử, còn bạn thì sao? Đừng ngần ngại, hãy cứ đi và trải nghiêm và chắc chắn bạn cũng sẽ có những bài học để đời từ những chuyến đi tác nghiệp như thế này!


                                                                               Nguyễn Thị Huyền
                                                                              Lớp: Phát thanh k31.


 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN