Bài thi KHXH phân hóa tốt với mục đích xét tuyển đại học

(Sóng trẻ) - Sáng 29/6, thí sinh cả nước hoàn thành môn thi tổ hợp KHXH và tổ hợp KHTN. Đề thi tổ hợp KHXH được các sĩ tử đánh giá khó hơn đề thi năm 2022.

Đề thi tổ hợp Khoa học xã hội bao gồm 3 môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Mỗi môn thi thành phần bao gồm 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dụng như Bộ GDĐT đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp THPT, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

Môn Lịch sử

Sau khi hoàn thành bài thi tổ hợp KHXH, thí sinh Thùy Linh, học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho biết, đề thi sử năm nay phân hóa tốt. Việc đạt điểm 9-10 không dễ vì câu vận dụng cao của đề rất khó.

Thùy Linh có nguyện vọng thi Học viện Cảnh sát Nhân dân nên em đặt mục tiêu cao ở môn thi Lịch sử. (Ảnh: Phương Anh)
Thùy Linh có nguyện vọng thi Học viện Cảnh sát Nhân dân nên em đặt mục tiêu cao ở môn thi Lịch sử. (Ảnh: Phương Anh).

Theo hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi Lịch sử năm 2023 có độ khó tương đương với năm 2022, nội dung đề thi không có nhiều biến động. 90% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11 – tăng 1 câu so với đề thi tốt nghiệp năm 2022, bao gồm 2 câu hỏi phần lịch sử Việt Nam và 2 câu hỏi phần lịch sử thế giới. Đề thi có tỉ lệ câu hỏi nhận biết, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề minh họa nhưng có tính phân loại cao và độ khó của các các câu vận dụng cao tăng lên.

80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, độ nhiễu giữa các phương án không cao, thí sinh dễ dàng chọn được đáp án đúng. 20% câu hỏi thuộc phần vận dụng – vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có các câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.

“Đề thi Lịch sử khá vừa sức, có thể làm được trên 8 điểm. Tuy nhiên, đề thi Địa lí năm nay khó, câu hỏi dài nên dễ dẫn đến nhầm lẫn, mất thời gian” – Trần Thu Trang, học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho biết. (Ảnh: Phương Anh)
“Đề thi Lịch sử khá vừa sức, có thể làm được trên 8 điểm. Tuy nhiên, đề thi Địa lí năm nay khó, câu hỏi dài nên dễ dẫn đến nhầm lẫn, mất thời gian” – Trần Thu Trang, học sinh THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định cho biết. (Ảnh: Phương Anh).

Môn Địa lí

Nhìn chung, môn Địa lí năm nay được các thí sinh đánh giá có độ phân hóa cao. Thí sinh Vũ Văn Tuấn – THPT Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ: “Đề Địa lí có nhiều kiến thức thực tế, em phải vận dụng lý thuyết cùng kỹ năng thực tiễn mới có thể làm tốt được”.

Thí sinh Vũ Văn Tuấn sau khi hoàn thành xong môn thi tổ hợp Khoa học xã hội. (Ảnh: Tú Trinh)
Thí sinh Vũ Văn Tuấn sau khi hoàn thành xong môn thi tổ hợp Khoa học xã hội. (Ảnh: Tú Trinh).

Nhận xét về đề thi môn Địa lí năm nay, thạc sĩ Nguyễn Minh Chiến – Giáo viên Địa lí trường THPT Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An cho biết: Đề thi ra kiến thức cơ bản nằm trong chương trình quy định, phân hóa rõ rệt từ câu 69 đến 80. Các câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao phần lớn tập trung ở học kỳ 2 lớp 12 phần các vùng kinh tế. Các câu lý thuyết ở mức vận dụng đáp án có 2 vế dẫn, câu hỏi vận dụng cao có từ 2-3 vế dẫn, điều đó gây khó khăn cho thí sinh khi lựa chọn đáp án.

Phần kỹ năng Địa lí gồm 19 câu (15 câu Atlat, 2 câu biểu đồ, 2 câu bảng số liệu) chiếm 47,5% điểm bài thi. Khác biệt năm nay, tất cả câu hỏi Atlat chỉ nêu nội dung trang, không chỉ rõ trang bao nhiêu. Riêng hai câu kỹ năng đặt tên nội dung biểu đồ và lựa chọn biểu đồ rất khác đề minh họa và đề các năm trước.

Phần câu hỏi lý thuyết rất rõ ràng, cụ thể, khá giống với đề chính thức năm 2022 và đề minh họa đầu tháng 3. Mức độ nhận thức và nội dung kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, có 2 câu kỹ năng rơi vào lớp 11 ở bài 11 – Đông Nam Á.

Thầy Minh Chiến đánh giá đề thi phù hợp với đối tượng học sinh có mục đích kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và xét tuyển kết quả tuyển sinh một số trường đại học hiện nay.

Thí sinh Vân Anh - THPT Tây Hồ, Hà Nội tự tin với bài thi tổ hợp KHXH. (Ảnh: Tú Trinh)
Thí sinh Vân Anh - THPT Tây Hồ, Hà Nội tự tin với bài thi tổ hợp KHXH. (Ảnh: Tú Trinh).

Môn Giáo dục công dân

Đánh giá về môn Giáo dục công dân, thí sinh Trần Thu Trang, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định chia sẻ thêm: “Với môn Giáo dục công dân, chỉ cần nắm chắc lý thuyết có thể làm tốt và đề thi có mức độ tương đồng với năm 2022”.

Hệ thống giáo dục HOCMAI đánh giá, môn thi Giáo dục công dân có độ khó tương đương với đề minh họa vào tháng 3, không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới, lạ. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11.

Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức thuộc học kỳ 1. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu. 25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng và Vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, có câu hỏi mang tính tổng hợp kiến thức.

Đặc biệt các câu hỏi khó, có tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao, thí sinh cần nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời. Nhìn chung, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt 7 – 8 điểm.

Chiều ngày 29/6, các sĩ tử sẽ dự thi môn Ngoại ngữ - môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia trong 60 phút.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN