Bánh đa Kế Bắc Giang – Thức quà khó quê
(Sóng trẻ) - Bắc Giang có đồi vải ngút ngàn Lục Ngạn, có rượu làng Vân say mê lòng người.. Nhưng thật thiếu sót nếu như ai từng đặt chân đến mảnh đất này mà không thưởng thức món bánh đa Kế, thức quà dân dã mà dù chỉ nếm thử một lần cũng không thể quên được.
Đặc sản bánh đa Kế Bắc Giang
Sở dĩ gọi là bánh đa Kế vì món đặc sản này được làm ra từ ngôi làng Dĩnh Kế. Dĩnh Kế là một tỉnh thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm dọc theo quốc lộ 1A, trên tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn. Dĩnh Kế từ lâu đã nổi tiếng về món đặc sản bánh đa Kế.
Bánh đa Kế là một thức quà có từ lâu đời, cách đây khoảng hơn 600 năm, là sản phẩm truyền thống chứa đựng sự khéo léo, tinh tế của người làm ra nó.
Nguyên liệu chính để làm bánh đa bao gồm gạo tẻ, vừng, lạc, dừa,.. Bánh đa có Kế có 2 loại là vừng đen và vừng vàng, hương vị thơm nn khi được nướng chín bằng tay trên than hồng.
Để làm ra được tấm bánh đa Kế nn, cần phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ như: Lựa chọn và chế biến nguyên liệu; kỹ thuật tráng bánh; phơi bánh và quạt qua than hoa làm chín bánh.
Đầu tiên là giai đoạn chọn nguyên liệu. Gạo tẻ được chọn phải là loại nn, trắng, hạt đều. Các loại vừng, lạc cũng phải nn, không bị mốc. Tiếp đến là ngâm gạo trong 12-13 tiếng rồi xay ra 2 lần. Bột phải nhuyễn, mịn và được sàng lọc hết bụi, bẩn rồi trộn với nước rồi đem lên tráng bánh.
Khi tráng bánh đòi hỏi người thợ phải tráng đều tay để bánh được giàn đều, có độ dày giống nhau. Phải tráng nhẹ tay, bánh phẳng thì những chiếc bánh ra lò mới đều tăm tắp, tròn trịa, không méo, không rách. Rắc thêm các loại vừng, lạc hay dừa vào bánh. Căn đúng thời gian để bánh chín đều, sau đó sắp bán ra giàn phơi bằng tre nứa rồi phơi ở nài nắng cho bánh khô.
Tráng bánh rồi rắc thêm lạc, vừng vào bánh
Bánh tráng xong được đem phơi hai lần, dưới nắng không quá nhạt nhưng cũng không quá gắt. Khi đã se mặt nhưng vẫn còn dẻo, bánh sẽ được kịp thời gỡ khỏi phên. Lúc này phải tránh không để bánh bị vỡ hoặc thủng. Sau đó, lật sang mặt còn lại và phơi tiếp. Phải thế bánh mới giòn tan và nn. Sau khi phơi, bánh sẽ được cất ngay vào túi nilon để tránh ẩm mốc.
Tiếp đến là phần nướng bánh. Nướng bánh cũng là một trong những giai đoạn đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, cẩn thận. Bánh được nướng trên than hồng, phải đảo bánh liên tục cho bánh chín đều mà không bị cháy.
Bánh đa Kế được nướng bằng tay trên than hồng
Khi bánh chín sẽ dậy lên một mùi rất đặc biệt đó là vị thơm, béo của vừng đen, vị bùi bùi của lạc, vị thơm nhè nhẹ của gạo hòa lẫn với khoai lang, vị đậm đà của muối tinh...
Món bánh đa Kế tuy nhìn thì đơn giản nhưng ăn thử lại rất giòn, có vị thơm của lạc, vừng, béo và bùi. Người xưa có câu:
Bánh đa kế nom thế mà lại nn
Lạc bùi, vừng béo, bánh lại giòn
Khen ai tay khéo làm ra bánh
Góp phần làm đẹp cả nước non.
Quá trình làm ra những chiếc bánh đa Kế giòn thơm
Bánh đa Kế đã trở thành một đặc sản, một món ăn dân dã, bình dị. Hương vị thơm ngọt của gạo, béo bùi đậm đà của lạc, vừng là cảm nhận đầu tiên mà thực khách nhận thấy khi thưởng thức bánh đa Kế. Cùng với đó, khi thưởng thức những âm thanh giòn tan vui tai vang lên khi nhai cũng làm cho món quà này trở nên hấp dẫn, khó quên.
Thanh Hoa
Cùng chuyên mục
Bình luận