Bánh gio Tây Đình - món nn dân dã

(Sóng Trẻ) - Bánh gio được biết đến ở nhiều làng quê Việt Nam, tuy nhiên bánh gio ở làng Tây Đình, huyện Bình Xuyên,a tỉnh Vĩnh Phúc mang hương vị và màu sắc riêng biệt khiến người nào đã từng thưởng thức đều không thể quên được nó.

Bánh gio Tây Đình hay còn được gọi là bánh nắng, đây là thứ bánh không thể thiếu trong dịp tết Nguyên Đán và vào ngày hội làng ở làng Tây Đình ( tết 12 tháng 8 âm lịch). Đối với người dân làng này thì bánh chưng và bánh gio được đặt trên bàn thờ mang ý nghĩa đặc biệt, bánh chưng vuông và bánh gio dài mang tính âm dương hòa hợp và mang ý nghĩa phồn thực.

Loại bánh này ở đây nn có tiếng vì nguyên liệu để làm bánh luôn có sẵn ở sau vườn nhà nơi làng quê này. Làm bánh gio quan trọng ở mọi công đoạn, từ khâu nguyên liệu, cách ngâm gạo cho đến cách gói bánh, cách luộc bánh. Gạo nếp được say kĩ, vo sạch rồi ngâm với nước vôi hai giờ đồng hồ sau đó vớt ra để gạo khô và đem ngâm nước qua một đêm. Bánh được gói bằng lá chít được luộc kĩ và rửa nhiều lần để loại bỏ chất diệp lục. Khi gói bánh, lá được lau sạch và khô. Nước gio than được dùng làm bánh là gio của ba loại cây: Tầm gửi cây dọc, thân lá cây vừng khô và thân cây sương song. Trộn gạo với nước gio than để gạo chuyển sang màu hổ phách, vớt lên va để rạo nước. Bánh gói thành hình hài, gạo được để trong lá, dàn gạo đều và dài ra, bẻ hai đầu lá, dùng lạt mềm buộc chặt và luộc trong ba giờ đồng hồ. Theo kinh nghiệm của các cụ già làng thì bánh gio Tây Đình không được để dính mỡ, vì như vậy bánh sẽ rời rạc và các hạt gạo sẽ không trong suốt và làm bánh không nn.

be24bcca5_anh1_1.jpg
Món bánh gio làng Tây Đình (Nguồn: Internet)

Cắt nhỏ chiếc bánh ra, chiếc bánh có màu vàng nâu nhìn trong suốt rất hấp dẫn khiến ai cũng muốn thưởng thức. Nước gio than là điều quan trọng quyết định đến hương vị và màu sắc của chiếc bánh, nhìn chiếc bánh trong suốt nhưng ăn hương vị rất đậm đặc. Khi ăn ta cảm nhận được vị thơm của gạo, những hạt gạo được trộn với nước gio than dẻo dai. Cắt nhỏ chiếc bánh ra từng miếng chấm với mật mía hoặc đường, ta cảm nhận được sự hòa quyện thơm mát của gạo và mật mía: thơm dẻo và ṇt mát. Chiếc bánh mang vị nồng thoảng qua của tro bếp, mùi vôi, mùi của mật mía, mùi của đồng quê đọng lại. Bánh gio mang hương vị mà không loại bánh nào có: ṇt, đắng, nồng, thơm, tất cả đã tạo nên một món ăn dân dã đầy hấp dẫn lay động vị giác người ăn.

Những dịp Tết đến, xuân về, nếu có dịp hãy tìm đến những chiếc bánh gio của làng Tây Đình với hương vị ngào ngạt, thơm nn của làng quê.

Hoàng Thị Hải Yến
Lớp Truyền hình K31A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN