Báo động nhân cách nữ sinh 9X
(Sóng Trẻ) - Có thể nói chưa bao giờ nhân cách của giới trẻ lại đáng báo động như hiện nay. Trái với sự năng động, sáng tạo mà người ta thường nghĩ khi nhắc tới thế hệ 9X thì hiện nay một bộ phận giới trẻ đang ngày càng đổ đốn về nhân cách sống…
Mấy ngày qua, cư dân mạng vô cùng xôn xao về việc xuất hiện clip nữ sinh tại Bắc Giang đánh và bắt bạn quỳ một cách giã man. Clip đã nhanh chóng được phát tán trên rất nhiều các trang thông tin điên tử: Youtube, VnExpress, Dân trí… và nhận được vô số phản ánh của dư luận.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm được những clip như vậy chỉ băng một thao tác đơn giản trên ogle với cụm từ “clip nữ sinh đánh nhau”, lập tức có đến vài chục trang hiển thị cho kết quả bạn cần tìm. Thực sự việc xuất hiên clip nữ sinh đánh nhau không còn là vấn đề quá nóng hổi, hiếm có trong xã hội hiện nay. Vấn đề đáng nói là cách xử lí cũng như phương pháp giáo dục đối với những đối tượng vi phạm đó.
Tục ngữ vẫn có câu “Thuốc đắng dã tật”, muốn nhổ tận gốc những ung nhọt, những sai phạm thì cần phải có biện pháp xử lí mạnh mẽ, quyết đoán và triệt để. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy tất cả những đối tượng vi phạm trong các clip nữ sinh đánh nhau đều bị xử lí chưa triệt để.
Luôn luôn có một lí do rằng họ chỉ là nữ sinh, đang trong độ tuổi học trò nên không xử lí về hình sự mà chỉ kỉ luật về mặt đạo đức. Điều này khiến họ “trai lì”, không còn biết sợ, tùy tiện đánh người với tâm lí “cùng lắm là bị đuổi học”. Chính vì vậy mà số lượng clip nữ sinh đánh nhau không những không suy giảm mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
còn đâu hình ảnh nữ sinh duyên dáng
Một khía cạnh quan trọng khác là việc quản lí, giáo dục của gia đình đối với con em mình. Có thể khẳng định chắc chắn rằng một học sinh được sinh ra trong một gia giáo, được giáo dục đạo đức đúng mực sẽ không bao giờ có hành động như vậy. Việc các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc, chỉ lo làm giàu, không quan tâm tới con cái đã vô hình tạo điều kiện cho chúng hư hỏng. Cũng có một bộ phận không nhỏ những gia đình giàu có, nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cảm thấy mình như những “bà hoàng”, “công chúa” và có thể xâm phạm, xúc phạm đến bất cứ ai.
Thử hỏi với thế hệ giới trẻ như hiện nay, những người phụ nữ Việt Nam tương lai sẽ ra sao? Phải chăng thay thế cho sự dịu dàng, đảm đang truyền thống thì đó là sự cá tính, mạnh mẽ hay thích được thể hiện mình. Và họ sẽ dạy con cái mình những gì, liệu có phải là quá khứ của họ?
Thiết nghĩ xã hội cần có những biện pháp xử lí mạnh mẽ cũng như mỗi gia đình cần có phương pháp giáo dục con em đúng đắn để chấm dứt tình trạng suy đồi đạo đức của giới trẻ hiện nay. Có như vậy những người “phụ nữ tương lai” kia mới mang đúng ý nghĩa và phẩm chất của mình.
Mấy ngày qua, cư dân mạng vô cùng xôn xao về việc xuất hiện clip nữ sinh tại Bắc Giang đánh và bắt bạn quỳ một cách giã man. Clip đã nhanh chóng được phát tán trên rất nhiều các trang thông tin điên tử: Youtube, VnExpress, Dân trí… và nhận được vô số phản ánh của dư luận.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm được những clip như vậy chỉ băng một thao tác đơn giản trên ogle với cụm từ “clip nữ sinh đánh nhau”, lập tức có đến vài chục trang hiển thị cho kết quả bạn cần tìm. Thực sự việc xuất hiên clip nữ sinh đánh nhau không còn là vấn đề quá nóng hổi, hiếm có trong xã hội hiện nay. Vấn đề đáng nói là cách xử lí cũng như phương pháp giáo dục đối với những đối tượng vi phạm đó.
Tục ngữ vẫn có câu “Thuốc đắng dã tật”, muốn nhổ tận gốc những ung nhọt, những sai phạm thì cần phải có biện pháp xử lí mạnh mẽ, quyết đoán và triệt để. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy tất cả những đối tượng vi phạm trong các clip nữ sinh đánh nhau đều bị xử lí chưa triệt để.
Luôn luôn có một lí do rằng họ chỉ là nữ sinh, đang trong độ tuổi học trò nên không xử lí về hình sự mà chỉ kỉ luật về mặt đạo đức. Điều này khiến họ “trai lì”, không còn biết sợ, tùy tiện đánh người với tâm lí “cùng lắm là bị đuổi học”. Chính vì vậy mà số lượng clip nữ sinh đánh nhau không những không suy giảm mà ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
còn đâu hình ảnh nữ sinh duyên dáng
Một khía cạnh quan trọng khác là việc quản lí, giáo dục của gia đình đối với con em mình. Có thể khẳng định chắc chắn rằng một học sinh được sinh ra trong một gia giáo, được giáo dục đạo đức đúng mực sẽ không bao giờ có hành động như vậy. Việc các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc, chỉ lo làm giàu, không quan tâm tới con cái đã vô hình tạo điều kiện cho chúng hư hỏng. Cũng có một bộ phận không nhỏ những gia đình giàu có, nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cảm thấy mình như những “bà hoàng”, “công chúa” và có thể xâm phạm, xúc phạm đến bất cứ ai.
Thử hỏi với thế hệ giới trẻ như hiện nay, những người phụ nữ Việt Nam tương lai sẽ ra sao? Phải chăng thay thế cho sự dịu dàng, đảm đang truyền thống thì đó là sự cá tính, mạnh mẽ hay thích được thể hiện mình. Và họ sẽ dạy con cái mình những gì, liệu có phải là quá khứ của họ?
Thiết nghĩ xã hội cần có những biện pháp xử lí mạnh mẽ cũng như mỗi gia đình cần có phương pháp giáo dục con em đúng đắn để chấm dứt tình trạng suy đồi đạo đức của giới trẻ hiện nay. Có như vậy những người “phụ nữ tương lai” kia mới mang đúng ý nghĩa và phẩm chất của mình.
Phan Tuyến
Báo in K30A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo in K30A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận