Bảo tàng thấu cảm – khi bạn “xỏ chân vào đôi giày của người khác”

(Sóng trẻ) – Sự kiện “Bảo tàng thấu cảm” là một triển lãm do Bảo tàng thấu cảm tổ chức, diễn ra từ 18h ngày 20/4 đến 21h30 ngày 27/4 tại số 40, đường Trần Cung, Hà Nội. Đây là không gian để các nhân vật của bảo tàng chia sẻ những câu chuyện, những góc nhìn khác về cuộc sống, về sự thấu cảm, về cách chúng ta sống với nhau.

“Bảo tàng thấu cảm” là hoạt động chính của chuỗi sự kiện về thấu cảm. Đây là một dự án được thành lập và điều hành do một nhóm các bạn trẻ năng động, có nền tảng vững chắc trong lĩnh vực tỏ chức các sự kiện vì cộng đồng. Bên cạnh đó, Dự án này còn nhận được sự cố vấn đề chuyên môn trực tiếp từ TS. Đặng Hoàng Giang (Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES)).

Không gian ở Bảo tàng thấu cảm là nơi các nhân vật có cơ hội phơi bài câu chuyện của bản thân – những suy nghĩ, khát khao, dằn vặt, những điều đặt họ vào vị trí dễ tổn thương nhất, nhưng đồng thời cũng bộc lộ rõ nhất cái “con người” của họ. Những điều đó hiện ra dưới ánh sáng một cách chân thật và gần gũi. Hiện vật tại Bảo tàng Thấu cảm là những đồ vật, ảnh và file ghi âm câu chuyện của nhân vật để giúp người xem có thể “xỏ chân vào đôi giày của người khác”, cảm nhận được câu chuyện một cách chân thực nhất.

c562825ac_i_2923.jpg

c562825ac_i_2930.jpg

Buổi lễ khai mạc diễn ra vào lúc 18.30 ngày 20/4 đã thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự

Với sự có mặt của đông đảo khán giả, buổi khai mạc triển lãm đã lan tỏa được tinh thần “thấu cảm”, thông điệp về sự đa dạng trong cuộc sống. Trong không gian ấm cúng, gần gũi của bảo tàng lần này, người xem được trải nghiệm những cảm xúc khác nhau qua nhiều câu chuyện. 20 nhân vật trong bảo tàng, cũng chính là 20 câu chuyện khác nhau, có những người hoạt động vì cộng đồng, có những người khuyết tật, có người có xu hướng đa ái, cũng có người đã trải qua hơn 70 năm cuộc đời, nghiền ngẫm về quãng thời gian đã qua,… Những câu chuyện, những tâm sự của họ đủ để các bạn trẻ trong thời hiện đại, với những bộn bề công việc, với những mối quan hệ phức tạp, có thể lắng lòng mình lại, để cảm nhận, đặt mình trong vai trò của người khác, có thể thay đổi cách nhìn của mình và biết thấu hiểu hơn. 

c562825ac_i_2938.jpg

c562825ac_i_2951.jpg

Các bạn trẻ đang lắng nghe tâm sự của nhân vật qua file ghi âm

Chia sẻ về ý tưởng và động lực thực hiện dự án, bạn Vũ Hoàng Long – trưởng Ban truyền thông dự án cho biết: “Dự án được truyền cảm hứng từ cuốn “Thiện, ác và Smartphone” của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang. Sứ mệnh của nó là mang đến cảm hứng thấu cảm trong xã hội bằng cách cho mọi người có cơ hội, có môi trường để lắng nghe lẫn nhau”. Bằng việc để cho khách tham quan có thể xỏ chân vào đôi giày của người khác, lắng nghe những tâm sự qua file ghi âm của người khác, dự án đã truyền đến thông điệp: Hãy lắng nghe nhau nhiều hơn trước khi đưa ra lời phán xét. 

Cũng qua chia sẻ của Vũ Hoàng Long, chuỗi dự án thấu cảm sẽ tiếp tục với các sự kiện thiên về thấu cảm trong nghệ thuật, như trong văn học, âm nhạc, điện ảnh, hội họa, nhiếp ảnh,… “Bảo tàng thấu cảm này giống như là một cái kết cho cả một chuỗi dự án chúng mình đã làm từ tháng 8/2017 đến nay. Tiếp theo buổi khai mạc triển lãm này là chương trình “Bốn tầng thấu cảm”, sau đấy sẽ có một buổi chia sẻ vòng tròn, mọi người sẽ được ngồi lại và chia sẻ câu chuyện của nhau”.

e9b9f2b06_i_2905.jpg

e9b9f2b06_i_2913.jpg

e9b9f2b06_i_2915.jpg

Một số đồ vật của các nhân vật trong bảo tàng

Đây là một chuỗi hoạt động ý nghĩa, giúp thức tỉnh những giá trị nhân văn giữa con người với con người bằng hành động nhỏ bé nhất: "lắng nghe". Hoạt động tiếp tục diễn ra cho đến ngày 27/4.

Hằng Nguyễn - PTK36

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN