“Bát nháo” các khoá học kiếm tiền trên Youtube
(Sóng trẻ)-Mỗi khóa học đều có mức học phí khá cao từ 1 - 10 triệu đồng/1 khóa với cam kết kiếm được bạc triệu. Thế nhưng, ai đảm bảo rằng những học viên tốt nghiệp các khoá học này sẽ nhanh chóng “hồi vốn”?
Những “ông thầy” không giáo án
Năm 2015, Youtube chính thức “bật đèn xanh” cho các youtube partner làm giàu trên chính nội dung đăng tải tại trang này. Theo đó, không chỉ các thương hiệu có thể đặt đường link quảng cáo trên kênh cá nhân của chủ sở hữu mà các youtuber có thể kinh doanh tại chính kênh của mình. Với hình thức lợi nhuận 55% - 45% của Youtube, việc kiếm tiền từ youtube đã trở thành trào lưu mới trong giới trẻ
Quảng cáo hấp dẫn với giá học phí sale còn 6 triệu đồng cho 1 khóa học youtube chỉ trong 2 ngày)
Đánh vào tâm lý của người trẻ muốn nhanh chóng làm giàu, một số đối tượng đã sử dụng Youtube mở các khóa học kiếm tiền với các lời quảng cáo ngọt ngào như: kiếm được 1000 – 2000$/tháng ngay sau khi kết thúc khoá học, trở thành triệu phú trong vòng 1 năm...
Các đối tượng này luôn tự giới thiệu mình là chuyên gia, người kiếm tiền youtube số 1 Việt Nam. Có những người còn tự hào khoe mức thu nhập vài chục nghìn đô của mình để làm minh chứng việc kiếm tiền trên youtube là “hoàn toàn dễ dàng” và “ai cũng có thể làm được”.
Các “thầy” khoe thành quả đạt được trên youtube
Khi hỏi đến giấy phép mở khóa học, Đỗ Văn Kiệt, Ngọc Sơn, Đạt Tub – những người “thầy” lão làng và đáng ngưỡng mộ của cộng đồng youtube newbie đều trả lời đây là kinh nghiệm đúc kết được sau nhiều năm tham gia cộng đồng youtube, với mục đích chia sẻ cho mọi người hiểu hơn để “cùng nhau kiếm tiền”. Hoàn toàn không có trong sách vở để cần đến các loại như: giấy phép hoạt động hay giấy phép kinh doanh, giấy phép giảng dạy. Và hàng tháng họ vẫn nghiễm nhiên “hút” được một khoản tiền lớn từ những người trẻ thiếu kinh nghiệm nhưng thừa tham vọng kiếm tiền.
Kiến thức không tương xứng với đồng tiền bỏ ra
Bên cạnh những cam kết “chắc nịch” về khả năng kiếm tiền. chủ nhân của những khoá học trên còn hào phóng “tặng” cho các học viên vô số phần quà: phần mềm VPS US cho người tham gia khóa học, sim kíck hoạt account ogle, tài khoản ogle Adsense, danh sách 5000 từ khóa có CPC cao nhất… Tuy nhiên, những phần quà kia đều là các công cụ ảo tưởng do “thầy dạy youtube” vẽ ra cho học viên của mình.
Anh Nguyễn Quang Dũng, một Utuber lâu năm giải thích những quảng cáo trên thực chất chỉ là những mẹo nhỏ trong Youtube. Chẳng hạn, gói tặng danh sách 5000 từ khóa có CPC (cost per click - giá tiền trên mỗi click chuột nhấn vào quảng cáo) cao được anh giải thích thực chất các từ khóa này đều khó, phải thực sự am hiểu và có thể nói là một người mới sử dụng thì ko làm được, rất dễ bị khóa tài khoản vì vi phạm nguyên tắc cộng đồng trên youtube. Thêm nữa là trên mạng cũng nhan nhản các danh sách từ khóa này. Hay gói thưởng lập 1 tài khoản ogle adsense thực chất người dung hoàn toàn có thể tự lập được bởi trên chính trang ogle có đăng tải hướng dẫn cho người sử dụng… Những chiêu này chỉ lừa được ne.
Bạn Chu Hồng ( 16 tuổi – TP Hồ Chí Minh ) bức xúc kể lại việc tham gia một khóa học kiếm tiền trên youtube của một trang fanpage mang tên “Kiếm tiền trên youtube”: “Một nhóm khoảng 5 thanh niên đã đưa ra một khóa học Kiếm Tiền Từ Youtube với giá gần 8 triệu với cam kết kiếm được ngàn đô 1 tháng. Nhưng khi tôi đến tham gia thì đó là 1 khóa dạy reup ( chuyên up lại các video) không hơn không kém. Cuối cùng, khóa học này cũng chỉ là dạy làm sao để lách bản quyền video, up lên được youtube, bật được kiếm tiền.”
Bạn Trần Đức Minh chia sẻ: “Mình đã đi học ở Hồ Chí Minh và hắn (tự nhận là chuyên gia youtube số 1 Việt Nam) chỉ dạy cách kiếm video reup rồi thêm tag các thứ, dạy lập cái tài khoản adsense 5 phút là có, mình làm y hệt như hắn nhưng tháng chưa đến 20$, phàn nàn thì hắn bảo chỉ dạy 50% còn 50% là bạn phải cố gắng, vậy mà lúc đầu cam kết được 1000$, nói y hệt đa cấp.”
Trong các buổi hội thảo đều có những người được thuê đến chỉ để vỗ tay và tạo không khí vui vẻ, sôi nổi nhằm lấy lòng tin của học viên. Nhưng khi ra khỏi khóa học, những kiến thức mà học viên dường như chưa thực sự xứng đáng với mức tiền họ đã bỏ ra.
Trong các buổi hội thảo đều có những người được thuê đến chỉ để vỗ tay và tạo cái không khí vui vẻ, sôi nổi cho buổi đó nhằm lấy lòng tin của học viên
Theo luật sư Nguyễn Minh Phương, công ty Việt Luật cho biết: “Hiện tại vẫn chưa có luật nào ghi rõ việc mở những khóa học kiếm tiền trên youtube mà không có giấy phép là vi phạm pháp luật. Nhưng nhìn chung, đây thực chất là một hành vi “lừa đảo có quy mô gài người học”, tức là họ vẫn tổ chức dạy học nhưng lượng kiến thức không đồng thuận với số tiền học phí. Chính vì thế những học viên rất khó đề đòi được công bằng cho mình”.
Do đó, luật sư khuyến cáo các bạn trẻ cần phải tìm hiểu kỹ nhiều nguồn thông tin về lĩnh vực ấy ở các tổ chức hoặc nhân vật thực sự có uy tín. Đặc biệt, cần lưu ý phải xuất trình được giấy phép hoạt động của khóa học và hợp đồng đứng lớp của giáo viên, kèm theo bản cam kết sinh lời như đúng những gì khóa học quảng cáo để bảo vệ quyền lợi của mình nếu chẳng may xảy ra tranh chấp.
Hồ Thúy Vy
K33 – Báo Đa phương tiện
Cùng chuyên mục
Bình luận