Bí quyết thi khối D của thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2011
(Sóng Trẻ) - Kì thi Đại học, Cao đẳng đang tới gần, hãy nghe thủ khoa khối D của Học viện Báo chí và tuyên truyền - bạn Quản Minh Hạnh, hiện đang là sinh viên K.31 chia sẻ kinh nghiệm vượt vũ môn thành công.
Để chuẩn bị cho kì thi vượt vũ môn, Hạnh đã tập trung học tập ngay từ năm lớp 10, kiên trì, bền bỉ. Khác với các bạn cùng trang lứa, Hạnh chưa từng đặt chân đến bất kì một trung tâm luyện thi nào. Bạn chỉ chú tâm học trong sách giáo khoa và “chung thủy” “thờ” một thầy.
Nói về độ dài cần thiết trong một bài văn, Hạnh chia sẻ: “Hiện nay, cách chấm văn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Giám khảo chấm theo ý, luận điểm; bài nào lan man, dài dòng sẽ rất dễ gây nhàm chán và bị điểm kém. Đặc biệt, cần chú ý chữ viết và tách dòng rõ ràng sau mỗi luận điểm. Một bài viết nhiều đoạn, sạch sẽ, ngay ngắn sẽ tạo hứng thú và thiện cảm cho thầy cô”.
Đối với môn Toán, môn thường bị cho là “khó nhai” với dân khối D, Hạnh kể về “hành trình” đi tới điểm 9 môn Toán của mình: “Mình ôn theo từng chuyên đề như khảo sát hàm số, tích phân, lượng giác, hình không gian… Mỗi dạng lại chia thành nhiều dạng bài nhỏ. Làm nhiều thành quen, khi thi, sẽ dễ dàng nhận ra dạng”.
Tính toán rất khó tránh khỏi sai sót, Hạnh khuyên: “Khi đó bạn nên gạch chéo chỗ sai rồi viết lại xuống phía dưới chứ không nên nặc lại ghi “Bỏ” hay “Sai” bởi làm thế sẽ khá rối mắt, gây khó chịu cho người chấm”.
Cuối cùng là môn Anh, cô thủ khoa tâm sự: “Mình không gò bó việc học Nại ngữ trong khuôn khổ bài giảng, sách vở mà biến nó thành niềm vui thông qua các cuốn truyện nại văn, bài hát nước nài, phim có phụ đề… Đó là cách học tích cực, khuyến khích sự tìm tòi, khám phá; hơn nữa còn giúp xả stress hiệu quả”. Chính cách học này đã giúp bạn “ẵm” điểm 8,75 môn học khó nhằn này.
Về việc làm bài trắc nghiệm, Hạnh nói: “Bạn nên làm 2 lượt bài thi tiếng Anh: lượt 1, làm lướt qua theo cảm tính, tô mờ còn lượt 2 kiểm tra kĩ lưỡng để quyết định. Nếu đáp án 2 lần khác nhau thì cần cân nhắc thật kĩ bởi trong nhiều trường hợp, trực giác mới là chính xác và đôi khi sự đắn đo, lưỡng lự lại đem đến kết quả sai”.
Nài kiến thức, với Hạnh, tâm lí là yếu tố quyết định kết quả bài thi. “Mình không thức khuya mà thường ngủ lúc 11h – 11h30 và dậy lúc 5h30 bởi thời gian đó là thích hợp nhất cho việc học. Đặc biệt không ngủ trưa quá nhiều, giấc ngủ trưa dài làm bạn mệt mỏi, không còn hứng thú học bài. Trước khi thi 2 ngày và những buổi xen kẽ các môn thi, tôi không đụng tới sách vở, hoàn toàn nghỉ ngơi, thư giãn để thật thoải mái, bình tĩnh thi cử. Ôn sát ngày thi chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn tạo tâm lí căng thẳng, áp lực”.
Cuối cùng, với những sĩ tử năm nay thi vào trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hạnh có lời khuyên: “Vì trường mình là trường báo nên chấm điểm văn khá chặt. Các em nên chú ý trình bày, chữ viết sạch đẹp, nội dung sâu sắc, logic, chặt chẽ để đạt điểm cao. Đặc biệt, sau khi thi xong, các em không nên so kết quả trên mạng vì từng có nhiều trường hợp, người làm giải sai để tránh tâm lí hoang mang không đáng có. Chúc các em thành công”.
Để chuẩn bị cho kì thi vượt vũ môn, Hạnh đã tập trung học tập ngay từ năm lớp 10, kiên trì, bền bỉ. Khác với các bạn cùng trang lứa, Hạnh chưa từng đặt chân đến bất kì một trung tâm luyện thi nào. Bạn chỉ chú tâm học trong sách giáo khoa và “chung thủy” “thờ” một thầy.
Nói về độ dài cần thiết trong một bài văn, Hạnh chia sẻ: “Hiện nay, cách chấm văn đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Giám khảo chấm theo ý, luận điểm; bài nào lan man, dài dòng sẽ rất dễ gây nhàm chán và bị điểm kém. Đặc biệt, cần chú ý chữ viết và tách dòng rõ ràng sau mỗi luận điểm. Một bài viết nhiều đoạn, sạch sẽ, ngay ngắn sẽ tạo hứng thú và thiện cảm cho thầy cô”.
Cô thủ khoa xinh xắn của trường báo.
Đối với môn Toán, môn thường bị cho là “khó nhai” với dân khối D, Hạnh kể về “hành trình” đi tới điểm 9 môn Toán của mình: “Mình ôn theo từng chuyên đề như khảo sát hàm số, tích phân, lượng giác, hình không gian… Mỗi dạng lại chia thành nhiều dạng bài nhỏ. Làm nhiều thành quen, khi thi, sẽ dễ dàng nhận ra dạng”.
Tính toán rất khó tránh khỏi sai sót, Hạnh khuyên: “Khi đó bạn nên gạch chéo chỗ sai rồi viết lại xuống phía dưới chứ không nên nặc lại ghi “Bỏ” hay “Sai” bởi làm thế sẽ khá rối mắt, gây khó chịu cho người chấm”.
Cuối cùng là môn Anh, cô thủ khoa tâm sự: “Mình không gò bó việc học Nại ngữ trong khuôn khổ bài giảng, sách vở mà biến nó thành niềm vui thông qua các cuốn truyện nại văn, bài hát nước nài, phim có phụ đề… Đó là cách học tích cực, khuyến khích sự tìm tòi, khám phá; hơn nữa còn giúp xả stress hiệu quả”. Chính cách học này đã giúp bạn “ẵm” điểm 8,75 môn học khó nhằn này.
Về việc làm bài trắc nghiệm, Hạnh nói: “Bạn nên làm 2 lượt bài thi tiếng Anh: lượt 1, làm lướt qua theo cảm tính, tô mờ còn lượt 2 kiểm tra kĩ lưỡng để quyết định. Nếu đáp án 2 lần khác nhau thì cần cân nhắc thật kĩ bởi trong nhiều trường hợp, trực giác mới là chính xác và đôi khi sự đắn đo, lưỡng lự lại đem đến kết quả sai”.
Nài kiến thức, với Hạnh, tâm lí là yếu tố quyết định kết quả bài thi. “Mình không thức khuya mà thường ngủ lúc 11h – 11h30 và dậy lúc 5h30 bởi thời gian đó là thích hợp nhất cho việc học. Đặc biệt không ngủ trưa quá nhiều, giấc ngủ trưa dài làm bạn mệt mỏi, không còn hứng thú học bài. Trước khi thi 2 ngày và những buổi xen kẽ các môn thi, tôi không đụng tới sách vở, hoàn toàn nghỉ ngơi, thư giãn để thật thoải mái, bình tĩnh thi cử. Ôn sát ngày thi chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn tạo tâm lí căng thẳng, áp lực”.
Cuối cùng, với những sĩ tử năm nay thi vào trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hạnh có lời khuyên: “Vì trường mình là trường báo nên chấm điểm văn khá chặt. Các em nên chú ý trình bày, chữ viết sạch đẹp, nội dung sâu sắc, logic, chặt chẽ để đạt điểm cao. Đặc biệt, sau khi thi xong, các em không nên so kết quả trên mạng vì từng có nhiều trường hợp, người làm giải sai để tránh tâm lí hoang mang không đáng có. Chúc các em thành công”.
Đặng Hương
Lớp báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Lớp báo mạng điện tử K.31
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận