“Bội thực” trà sữa tại Hà Nội
(Sóng trẻ) – Dingtea, ngcha, Royal Tea,… và gần đây nhất là Heytea, LeeTee, các nhà kinh doanh đang nắm được bắt xu thế của giới trẻ hiện đại và đầu tư mạnh tay khiến cho những cửa hàng trà sữa trân châu mọc lên như nấm. Người Hà Nội đang đứng trước tình trạng “bội thực” trà sữa khi chỉ đi 10 mét đã có 4-5 thương hiệu để lựa chọn.
Đi đâu cũng thấy trà sữa
Du nhập vào thị trường Việt Nam từ Đài Loan với những thương hiệu đầu tiên như Feeling Tea, Trường Lạc,… trà sữa trân châu sớm trở thành một thứ đồ uống được các bạn trẻ ưa thích cách đây hơn 10 năm. Mỗi cốc trà sữa thời đó có giá khoảng 7-8 nghìn đồng với những vị cơ bản như chocolate, dâu, bạc hà,… cùng vẻ bề nài không mấy đặc sắc. Giống như những trào lưu khác, trà sữa trân châu Đài Loan cũng sớm “nguội lạnh”. Những quán trà sữa Trường Lạc trước vốn đông khách thì giờ phải bán kèm thêm đồ ăn để tồn tại vì lượng khách vào ra quá ít.
Thế nhưng, việc cửa hàng Dingtea đầu tiên tại Hà Nội được khai trương cách đây khoảng 4 năm đã mở ra một kỷ nguyên mới cho thị trường trà sữa trân châu tại Việt Nam. Lần đầu tiên, trà sữa được đầu tư từ hình dáng, lo cho tới menu với hàng loạt vị trà cùng các loại topping uống kèm độc đáo. Một lần nữa, các bạn trẻ Hà Nội lại cuốn theo trào lưu trà sữa “sang chảnh” với những bức ảnh check-in cùng ly Dingtea trên mạng xã hội.
Các bạn trẻ xếp hàng như… thời bao cấp để mua được cốc trà sữa Hefkcha nhân ngày khai trương
Tiếp nối thành công của chuỗi cửa hàng Dingtea, nhận thấy xu hướng mới của giới trẻ hiện nay, hàng loạt các cửa hàng trà sữa được mở ra nhằm mục đích cạnh tranh và mang đến cho thực khách nhiều sự lựa chọn. Cho đến thời điểm này, ở những quận trung tâm thành phố như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng,… có thể nói, trung bình cứ đi 1km lại có 2-3 cửa hàng trà sữa với những thương hiệu khác nhau.
Ô Chợ Dừa đã trở thành một tụ điểm trà sữa với những cửa hàng liền kề nhau trải dài cả hai dãy phố. Feeling Tea High, Bobapop, Dingtea, Chacha, Taster’s Choice,… là những thương hiệu nổi bật ở khu phố này. Trong khi đó Giảng võ cũng không hề kém cạnh với Feeling Tea, ky, Dingtea, Royal Tea, ngcha,…
Hàng loạt cửa hàng trà sữa phía dưới chung cư B4 Kim Liên
Chị Ly – một người dân sống tại khu chung cư B4 Kim Liên chia sẻ: “Mỗi khi muốn uống trà sữa là mình lại phải đau đầu vì vừa bước ra khỏi thang máy là có đến 3-4 thương hiệu khác nhau để lựa chọn. Ngay dưới sảnh của tòa nhà là Chatime, Dingtea, TocoToco, ky. Đấy là còn chưa kể đến Coco ở bên kia đường và Bobapop, Royal Tea ở ngay cạnh”.
Ai cũng cho mình là thương hiệu chuẩn
Thị trường trà sữa với hàng loạt thương hiệu đặt ra cho thực khách nhiều câu hỏi xung quanh độ tin cậy, nhất là trong thời điểm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được dư luận lên án gay gắt. Không đơn giản chỉ dừng lại ở việc chọn thương hiệu nào để uống mà giờ đây khách hành còn phải chọn làm sao để uống cho an toàn.
Gần đây, giới trẻ Hà Nội đang đặc biệt quan tâm tới thương hiệu trà sữa Royal Tea với món kem phô mai độc đáo. Thế nhưng, mới chỉ hoạt động được một thời gian ngắn, Royal Tea đã tuyên bố đổi tên thành Heekcaa do vấn đề bản quyền thương hiệu. Chuyện sẽ không trở nên phức tạp nếu gần đây không xuất hiện thêm hai thương hiệu nữa là Hefkcha và Heytea khiến các thực khách điên đầu không biết đâu là thật, đâu là giả, cái nào là chính gốc, cái nào là đạo nhái.
Phương Anh – sinh viên Học viện Ngân hàng, một bạn trẻ “sành” trà sữa cho biết: “Thương hiệu đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc là Heekcaa, sau đó mới phát triển và đổi tên thành Royal Tea. Royal Tea kinh doanh được một thời gian thì vì mâu thuẫn giữa các cổ đông nên tách ra một nhánh riêng là Hefkcha. Cuối cùng, cũng do mâu thuẫn này nên Royal Tea gốc thất bại trong việc đăng kí bản quyền và phải đổi tên thành Heytea”.
Lo của Heekcaa, Hefkcha và Heytea tương đối giống nhau
Mặc dù ở Trung Quốc, những chi nhánh cũ của Royal Tea đang dần “thay tên đổi họ” để phù hợp với vấn đề bản quyền thì ở Việt Nam, điều này lại hoàn toàn ngược lại. Royal Tea, Heekcaa, Hefkcha và Heytea, người tới trước, kẻ đến sau, thế nhưng ai cũng khẳng định mình là chính gốc, là “chuẩn”. Ngay cả đến lo của Heekcaa cũng giống hệt Heytea, trong khi đó, Hefkcha chỉ thêm chiếc… lưỡi trai cho cậu bé trong ảnh. Điều này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ bởi không phải ai cũng có điều kiện bay sang tận Trung Hoa kiểm chứng.
Trước đây người ta nói đến sự bùng nổ của chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop& và Circle K nhưng bây giờ là thời của trà sữa. Những chương trình khuyến mại, những đồ uống mới lạ cùng kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt liên tục được đưa ra giúp cho thị trường trà sữa tại Việt Nam thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thế nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt, khi mà giới trẻ đang dần trở nên “bội thực” với thứ đồ uống này, họ sẽ dễ dàng tìm đến những trào lưu mới mà hệ quả dễ thấy là sự đóng cửa một số chi nhánh ở các thương hiệu trà sữa không đủ sức cạnh tranh.
THẾ ANH
Cùng chuyên mục
Bình luận