Các bậc phụ huynh nghĩ gì về đam mê báo chí của con em mình?

(Sóng trẻ) - Kỳ thi Năng khiếu báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức đã thu hút hàng nghìn bạn trẻ từ khắp mọi nơi tới tham dự. Dù có nhiều bận rộn nhưng trong hai ngày 8/7 và 9/7, các phụ huynh đã thu xếp công việc để đồng hành cùng con tham gia kỳ thi Năng khiếu của Học viện. Trong thời gian chờ đợi các thí sinh hoàn thành bài thi, phóng viên Sóng trẻ đã có cơ hội lắng nghe trăn trở của các bậc phụ huynh về đam mê báo chí của con em mình. Hãy xem họ suy nghĩ như nào!

61bf41d5d_anh_1.jpg

Trong thời tiết oi bức, rất nhiều phụ huynh đứng đợi con ở cổng trường trong thời gian làm bài thi Năng khiếu

Công việc vất vả

Tất cả các phụ huynh được hỏi đều cho rằng báo chí là một nghề vất vả, đặc biệt với con gái thì có phần khó khăn hơn bởi còn trách nhiệm với gia đình. Chị Nguyễn Thị Lan (Hoà Bình) chia sẻ: “... Làm báo thì phải đi đến nhiều nơi để lấy tin, chạy đi chạy lại nên khá mệt. Con gái theo nghề này cũng là tốt nhưng mai sau còn chồng con, nhất là khi con mới sinh, rồi phía gia đình nhà chồng nữa, phải chu toàn nên vất vả, nhiều bất cập hơn so với con trai".

Cũng có chung suy nghĩ như vậy, chị Bùi Thị Thanh (Quảng Ninh) chia sẻ thêm: “... Vất vả thì nhiều nhưng tôi nghĩ là nếu sợ vất vả thì không nên đi học, đi làm nữa... Vất vả, khó nhọc rồi cũng sẽ được đền đáp xứng đáng thôi. Quan trọng nhất vẫn là đam mê".

61bf41d5d_anh_2.jpg

Chị Thanh đợi con gái thi xong, mong muốn đỗ vào Viện Báo chí

“Chắc là nghèo suốt đời thôi!”

Nói về kinh tế của một người làm báo, chị Nguyễn Thị Thúy (Ninh Bình), có con gái mong muốn vào chuyên ngành báo in cho hay: “Chắc là nghèo suốt đời thôi! Viết lách này làm gì có tiền đâu. Chưa kể còn khó khăn trong xin việc nữa... Nhưng vì đam mê của con, con yêu thích nên gia đình tôi vẫn ủng hộ, miễn sao là thoát khỏi cảnh làm nông ở quê, cực nhọc lắm".

Ở một góc độ khác, anh Bùi Văn Tùng (Nam Định) cho rằng: “...Đúng là làm báo thì không thể nào giàu được, muốn giàu thì phải buôn bán. Nhưng báo chí là nghề cống hiến. Muốn làm báo hay, làm báo tốt thì không nên suy nghĩ quá nhiều về tiền bạc. Nghĩ đến tiền thì không thể làm được báo. Mà đã viết báo hay rồi thì không lo không kiếm được tiền, đúng không"?

Nghề nguy hiểm?

Khi đề cập đến ý kiến cho rằng báo chí là một nghề nguy hiểm, các phụ huynh đều có những chia sẻ tích cực. “Tôi chả thấy công việc này nguy hiểm gì... Khi mình có kỹ năng, kiến thức và cả đam mê nữa thì nguy hiểm khó khăn như nào cũng vượt qua thôi...”, chị Thúy cho biết.

61bf41d5d_anh_3.jpg

“Cháu nó đam mê từ nhỏ, thích làm nhà báo lắm. Gia đình thì luôn muốn cháu đạt được đúng ước mơ của mình”, chị Nguyễn Thị Thúy (Ninh Bình) chia sẻ

Khác với quan điểm trên, anh Bùi Văn Tùng cho rằng: “Đối với tôi thì nghề gì cũng có nguy hiểm của nó. Có nguy hiểm thì mới có thành công. Sợ nguy hiểm thì không ai dám ra nài chiến trường rồi. Do đó nguy hiểm trong nghề báo suy cho cùng cũng là điểu bình thường".

Một công việc thú vị

Dù có nhiều trăn trở về đam mê của con nhưng các bậc phụ huynh đều đồng ý rằng đây là một công việc hấp dẫn, thú vị, nhiều điều mới lạ. Các nhà báo được đi nhiều, biết nhiều, được tiếp xúc với các thành phần xã hội khác nhau, trau dồi rất nhiều kỹ năng; nó phù hợp với người nhanh nhẹn, hoạt bát. Và khi làm nghề cái quan trọng không chỉ đam mê mà còn là trách nhiệm trong công việc để có thể đạt được thành công.

Đồng hành cùng con tham gia kỳ thi Năng khiếu báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức, các phụ huynh luôn ủng hộ nguyện vọng, đam mê báo chí của các con, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các con trên mọi chặng đường. Qua đó có thể thấy tình yêu thương của những người cha, người mẹ dành cho con cái dù cho lựa chọn của con có khác với suy nghĩ của họ đi nữa.

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN