“Cách nhìn phim ngắn” – không gian nghệ thuật thứ bảy đặc sắc
(Sóng Trẻ) - Nằm trong tuần lễ Festival Huế 2012, chương trình “Cách nhìn phim ngắn” diễn ra tại Làng nghề Huế - 15 Lê Lợi, là một điểm nhấn văn hoá đặc sắc. Ngay từ buổi đầu chiếu phim (7/ 4) chương trình đã thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng Huế, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích môn nghệ thuật thứ bảy.
Nét mới của Festival Huế 2012
Dự án "Cách nhìn phim ngắn ở Festival Huế 2012" được ra đời trong sự hợp tác giữa trường trung cấp Âm thanh và Hình ảnh Anulême của Pháp (LISA) và trường đại học Sân Khấu & Điện Ảnh thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình “Cách nhìn phim ngắn” lần đầu tiên được tổ chức và quy tụ hàng chục tác phẩm đặc sắc từng đoạt giải thưởng trong nhiều liên hoan phim lớn trên thế giới như Liên hoan phim Cannes, Liên hoan Clémont – Férrand…
Phim ngắn được công chiếu trong dịp này phong phú về thể loại (phim truyện, hoạt hình, tài liệu) như Sinna Mann, Một thông điệp nhỏ, Une vie, Ya Basta, Le petit Dran, Lorama,..
Mỗi phim trong chương trình đều không quá 35’. Nhìn vào những phim đã đạt giải được chiếu trong chương trình này mới thấy sự ngắn khủng khiếp của phim ngắn: phim dài nhất là 32’ phút, thậm chí có bộ phim của Pháp chỉ có 3 phút. Bên cạnh đó, phim ngắn thế giới rất phong phú về đề tài và phương pháp thể hiện.
Những vấn đề thời sự, đậm tính nhân văn được truyền tải gọn gẽ trong mỗi tác phẩm. Đó là vấn đề môi trường, giá trị của đồng tiền, nhân cách của con người… Những khía cạnh quen thuộc nhưng cách thể hiện nhiều khi rất mới lạ, chỉ thông qua một ý tưởng, một triết lý, một trạng thái tâm lý. Đó có thể là “Nơi chúng ta nhìn không còn nữa” với lời bình lấy cảm hứng từ nhà triết lý phương Đông hay câu chuyện của đường vạch kẻ trong phim “Cuộc sống”.
Đặc biệt, trong chương trình có một tác phẩm của Việt Nam từng đoạt giải thưởng lớn của Liên hoan phim môi trường Marseille năm 2011 là “Một thông điệp nhỏ”. Tác phẩm được Đào Mình Nguyệt – sinh viên của trường Sân khấu Điện ảnh Hồ Chí Minh hoàn thành trong chương trình giảng dạy hợp tác với trường LISA dưới sự hướng dẫn của thầy Franis Serre.
Thầy Franis Serre (nài cùng bên phải) nói về dự án “Cách nhìn phim ngắn”
Chia sẻ mục đích tổ chức chương trình, thầy Franis Serre – Giáo viên dạy âm thanh trường LISA đồng thời là người phụ trách dự án nói: “Dự án thể hiện sự hợp tác giữa LISA và trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, nhằm đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá, đặc biệt thông qua điện ảnh. “Cách nhìn phim ngắn” muốn tạo không gian nghe nhìn tốt nhất giới thiệu các tác phẩm điện ảnh chọn lọc; để khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ yêu điện ảnh thể nghiệm, khám phá những góc nhìn mới.”
Lê Chi (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hào hứng chia sẻ: “Tình cờ tới xem buổi chiếu phim ngắn này, mình vô cùng thích thú. Nhiều phim thời lượng rất ngắn mà thông điệp truyền tải vẫn rõ ràng, ý nghĩa. Mình đặc biệt ấn tượng với phim Lorama. Sau khi ra Hà Nội, nhất định mình sẽ tới tham gia chương trình một lần nữa.”
Những người làm điện ảnh và công chúng Hà Nội sẽ có cơ hội thưởng thức những tác phẩm điện ảnh đặc sắc trong chương trình này được tổ chức vào ngày 17/ 4 tới đây tại trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội và Trung tâm Hỗ trợ và phát triển tài năng Điện ảnh trẻ (TPD), 22A Hai Bà Trưng.
Nét mới của Festival Huế 2012
Dự án "Cách nhìn phim ngắn ở Festival Huế 2012" được ra đời trong sự hợp tác giữa trường trung cấp Âm thanh và Hình ảnh Anulême của Pháp (LISA) và trường đại học Sân Khấu & Điện Ảnh thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình “Cách nhìn phim ngắn” lần đầu tiên được tổ chức và quy tụ hàng chục tác phẩm đặc sắc từng đoạt giải thưởng trong nhiều liên hoan phim lớn trên thế giới như Liên hoan phim Cannes, Liên hoan Clémont – Férrand…
Phim ngắn được công chiếu trong dịp này phong phú về thể loại (phim truyện, hoạt hình, tài liệu) như Sinna Mann, Một thông điệp nhỏ, Une vie, Ya Basta, Le petit Dran, Lorama,..
Mỗi phim trong chương trình đều không quá 35’. Nhìn vào những phim đã đạt giải được chiếu trong chương trình này mới thấy sự ngắn khủng khiếp của phim ngắn: phim dài nhất là 32’ phút, thậm chí có bộ phim của Pháp chỉ có 3 phút. Bên cạnh đó, phim ngắn thế giới rất phong phú về đề tài và phương pháp thể hiện.
Những vấn đề thời sự, đậm tính nhân văn được truyền tải gọn gẽ trong mỗi tác phẩm. Đó là vấn đề môi trường, giá trị của đồng tiền, nhân cách của con người… Những khía cạnh quen thuộc nhưng cách thể hiện nhiều khi rất mới lạ, chỉ thông qua một ý tưởng, một triết lý, một trạng thái tâm lý. Đó có thể là “Nơi chúng ta nhìn không còn nữa” với lời bình lấy cảm hứng từ nhà triết lý phương Đông hay câu chuyện của đường vạch kẻ trong phim “Cuộc sống”.
Đặc biệt, trong chương trình có một tác phẩm của Việt Nam từng đoạt giải thưởng lớn của Liên hoan phim môi trường Marseille năm 2011 là “Một thông điệp nhỏ”. Tác phẩm được Đào Mình Nguyệt – sinh viên của trường Sân khấu Điện ảnh Hồ Chí Minh hoàn thành trong chương trình giảng dạy hợp tác với trường LISA dưới sự hướng dẫn của thầy Franis Serre.
Thầy Franis Serre (nài cùng bên phải) nói về dự án “Cách nhìn phim ngắn”
Chia sẻ mục đích tổ chức chương trình, thầy Franis Serre – Giáo viên dạy âm thanh trường LISA đồng thời là người phụ trách dự án nói: “Dự án thể hiện sự hợp tác giữa LISA và trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, nhằm đẩy mạnh sự giao lưu văn hoá, đặc biệt thông qua điện ảnh. “Cách nhìn phim ngắn” muốn tạo không gian nghe nhìn tốt nhất giới thiệu các tác phẩm điện ảnh chọn lọc; để khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ yêu điện ảnh thể nghiệm, khám phá những góc nhìn mới.”
Lê Chi (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hào hứng chia sẻ: “Tình cờ tới xem buổi chiếu phim ngắn này, mình vô cùng thích thú. Nhiều phim thời lượng rất ngắn mà thông điệp truyền tải vẫn rõ ràng, ý nghĩa. Mình đặc biệt ấn tượng với phim Lorama. Sau khi ra Hà Nội, nhất định mình sẽ tới tham gia chương trình một lần nữa.”
Những người làm điện ảnh và công chúng Hà Nội sẽ có cơ hội thưởng thức những tác phẩm điện ảnh đặc sắc trong chương trình này được tổ chức vào ngày 17/ 4 tới đây tại trường ĐH Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội và Trung tâm Hỗ trợ và phát triển tài năng Điện ảnh trẻ (TPD), 22A Hai Bà Trưng.
Nguyễn Thu Trang
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận