Cảm thức người trẻ: Từ lúc nào ta không như vậy nữa?

(Sóng Trẻ)Từ lúc nào chúng ta mặc định rằng “không làm vì biết không thay đổi được gì” là suy nghĩ của những người trưởng thành? Từ lúc nào chúng ta nhìn người khác đang cố gắng thay đổi một điều gì đó với đôi mắt điềm nhiên “Có làm cũng đến thế thôi”?

Kì vừa rồi, tôi có một môn điểm không được như mong đợi, tự thấy bài làm của mình xứng đáng được điểm cao hơn, tôi làm đơn xin phúc tra. Tôi nhận được câu trả lời rằng trường tôi không làm phúc khảo cho bài thi học phần. 

Không đầu hàng, tôi đã chạy từ Trung tâm khảo thí, văn phòng khoa đến phòng đào tạo và cuối cùng nhận được sự đồng ý của Ban giám đốc và chữ kí của trưởng ban đào tạo rằng trường hợp của tôi đáng được xem xét. Kết quả phúc tra thì vẫn còn phải chờ đợi nhưng tôi hài lòng với thành công bước đầu của mình. Trở về nhà, tôi viết một bài khá dài đăng lên facebook và tất nhiên, nhiều ý kiến khen chê. Trong đó, có một người phản ứng rất gay gắt, người ấy nói thẳng vào mặt tôi là trẻ con, ngu ngốc, cứ tưởng làm thế là hay lắm, húc đầu vào đá, biết không giải quyết được chuyện gì rồi mà cứ làm... Còn nhiều lắm mà tôi không tiện kể hết ra. Chúng tôi đã có một cuộc tranh luận nảy lửa. Và sau cùng tôi thấy buồn, buồn ơi là buồn. 

Từ lúc nào mà tôi, bạn và phần nhiều trong số chúng ta ngừng tin tưởng, ngừng đấu tranh cho cái mà chúng ta tin là đúng, biết là đúng? Từ lúc nào ta tự chối bỏ ở ta quyền được đấu tranh và làm nhụt chí người khác về sự tranh đấu? Từ lúc nào mà chúng ta ngồi tặc lưỡi “Thôi, có làm cũng chẳng giải quyết được việc gì. Xã hội nó thế/ Cuộc sống nó thế/ Cơ chế nó thế”? Từ lúc nào chúng ta mặc định rằng “không làm vì biết không thay đổi được gì” là suy nghĩ của những người trưởng thành? Từ lúc nào chúng ta nhìn người khác đang cố gắng thay đổi một điều gì đó với đôi mắt khinh khỉnh và giọng điệu rẻ rúng “Có làm cũng đến thế thôi”? Từ lúc nào?

Bạn tôi hỏi tôi, rồi đấu tranh có được gì không hả kẻ ảo tưởng, chỉ toàn nói những lời giáo điều ngốc nghếch. Tôi phải nói thật rằng, nếu chỉ trông đợi vào kết quả điểm số của tôi thì chẳng thay đổi được gì cả. Đơn của tôi có thể được “xem” nhưng không được “xét”. Nhưng đó có phải chỉ là duy nhất lí do ta làm cái mà ta phải làm hay không? Đấu tranh, trước hết là cho chính bản thân mình, vì quyền được nói, quyền được thắc mắc, quyền được hành động đúng đắn của chính chúng ta. Tôi thấy vui vì ít nhất mình đã- làm- một- cái- gì- đó. Không phải cuộc tranh đấu nào cũng dẫn đến thành công, nhưng không phải vì thế mà ta ngừng hành động. 

Tôi hỏi bạn tôi rằng, đằng nào tất cả chúng ta đều rồi sẽ chết, vậy thì chúng ta có nên chết luôn bây giờ hay không để cho đỡ nhọc. Chúng ta có nói với những bệnh nhân mang trọng bệnh là đằng nào cũng không chữa khỏi rồi, vậy có nên từ bỏ ngay từ lúc chưa bắt đầu chữa trị hay không? Bạn tôi im lặng, bảo cuộc sống rất khắc nghiệt, không như tôi nghĩ đâu, và rồi khi tôi lớn hơn, 5, 10 năm nữa nhìn lại, tôi sẽ thấy khác, và sẽ thấy tất cả chuyện này thật đáng buồn cười và ngớ ngẩn. Tôi bảo, đúng vậy đấy, rồi một ngày ta sẽ nhìn lại và thấy 5 tuổi mình đáng buồn cười, 10 tuổi mình đáng buồn cười. 15 tuổi mình là đứa con gái dậy thì ngớ ngẩn, 20 tuổi lớ ngớ bước vào đời, 25 tuổi bắt đầu hiểu cuộc sống phức tạp thế nào qua những vấp ngã. 

fe1016a43_6c0c_44091197.31637127900426880465410000085248.jpg

"Tuổi trẻ giống như một cơn mưa" - (Ảnh minh họa)

Đó là điều tất yếu để mỗi chúng ta lớn lên. Rằng tôi không muốn mình già đi mà thiếu những cái đáng buồn cười với ngớ ngẩn đó. Ngay bây giờ, tôi đã thấy mình đáng buồn cười. Nhưng ở tuổi nào thì sẽ có những bước phát triển ở tuổi ấy. 30 tuổi, tôi sẽ thấy tôi của ngày hôm nay ngớ ngẩn, nhưng tôi không hối tiếc vì mình đã làm vậy.

Mỗi một ngày trôi qua, chúng ta thêm già đi, cuộc sống dạy chúng ta những điều mà đôi lúc ta phải từ bỏ cả những lý tưởng của ta trước đó để thích ứng và tồn tại. Ta sẽ không muốn đấu tranh gì nữa nài việc quyết định hôm nay ăn cái gì. Chúng ta sẽ giật mình nhìn lại cả một thời kì ngớ ngẩn, đáng buồn cười của tuổi trẻ và phải thốt lên “Từ bao giờ ta không như vậy nữa?”. 

Nhưng có một điều tôi biết, tôi chắc chắn và sẽ cố hết sức để làm đó là từ giờ cho đến cái ngày đấy, tôi sẽ không ngừng đấu tranh cho cái mà tôi biết, tôi tin là đúng. 

Phương Nguyên
Báo in K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN