Câu chuyện mưu sinh đằng sau gánh hàng rong

(Sóng Trẻ) Hình ảnh những gánh hàng  trên các tuyến phố của Hà Nội đã xuất hiện từ khá lâu, đa phần cuộc sống mưu sinh của những người bán hàng và cả gia đình họ trông chờ vào những gánh hàng nhỏ này. Mặc dù thành phố Hà Nội đã đưa ra quyết định cấm bán hàng rong trên nhiều tuyến phố nhưng lại chưa có giải pháp nào hỗ trợ họ. Điều này khiến cuộc sống của những người sống nhờ vào bán hàng trên vỉa hè đã khó khăn nay lại thêm vất vả hơn.

Chạy công an - chuyện thường ngày

Cứ tầm khoảng 6h chiều là những quầy hàng “di động” lại xuất hiện rất nhiều trên vỉa hè gần Chợ Nhà Xanh, bến xe buýt, cổng các trường đại học,... với đủ các loại mặt hàng. Gọi là hàng “di động” là vì đồ nghề bán hàng của họ rất đơn giản. Đối với các mặt hàng quần áo, khẩu trang,… thì được bày trên tấm bạt nhỏ, cùng với đó là tấm bìa ghi giá sản phẩm. Thậm chí những người bán túi xách còn tiện lợi hơn rất nhiều, thay vì trưng bày sản phẩm thì họ móc dây túi cặp vào cả ngón tay.

 Còn đối với những gánh hàng rau quả thì đa phần họ để sản phẩm vào những chiếc thúng hoặc nia,… Chỉ cần thế thôi và họ chọn cho mình chỗ ngồi mà có nhiều người qua lại mời chào khách hàng. Khi được hỏi về lý do đồ nghề bán hàng đơn giản như vậy thì chị Nguyễn Thị Hương - người bán túi xách ở cổng chợ Nhà Xanh cho biết: “Chỉ để đồ mình bán trải lên trên bao tải là được rồi. Như thế mới dễ dàng chạy công an chứ em. Mang nhiều để ra chẳng  bán được mấy rồi công an tới lại chạy không kịp”. 

Cũng bởi những người bán hàng rong này thường ngồi bán hàng trên vỉa hè cản trở người đi bộ nên lực lượng công an phường thường xuyên phải đi dẹp chỗ. Và mỗi khi có lực lượng  công an đi đến thì chỉ trong phút chốc họ túm ngay các bao tải vác lên vai hay  túm bốn góc bạt  hoặc ôm thúng rau chạy thật nhanh vào các ngõ gần đó. Thậm chí có người trốn vào cả phòng vệ sinh miễn sao tránh được tầm mắt của công an.

ae1e9ba76_anh1.jpg
 Một hàng bán quần áo trên vỉa hè

Có khi những người bán hàng vỉa hè phải chạy một ngày vài ba lần như thế. Nói về điều này, chị Trần Thị Hà- sống ở Thạch Thất - bán trà đá ở cổng trường đại học Thương Mại cho biết: “Ngồi bán nhưng lúc nào cũng phải để ý xem có công an đến không. Nếu không để ý không kịp chạy họ thu hết đồ thì lỗ vốn. Một ngày họ đi vài lần, nhìn thấy là phải chạy ngay. Có đợt gắt gao một ngày phải chạy những  5,6 lần”.

Đằng sau những bước chạy….

Dù ngày nào cũng chạy công an vài lần, có khi bị bắt nộp tiền phạt hay bị giữ hàng đến cả tháng nhưng những người bán hàng trên vỉa hè này vẫn không bỏ gành hàng của mình. Bởi đằng sau đó là cả câu chuyện về cuộc sống mưu sinh của những con người lam lũ. 

Lân la trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thu từ Thanh Hóa lên Hà Nội bán rau ở đằng sau Trường  Đại Học Thương Mại mới có dịp hiểu thêm về cuộc sống của họ. Với khuôn mặt rám nắng, đôi tay chai sần chị nhanh nhẹn và cẩn thận gói từng bó rau vào túi đưa cho khách. Khi được hỏi tại sao không về quê làm thì chị nói: “Nếu về quê thì chết đói, có mỗi mấy sào ruộng cả nhà trông vào cũng không đủ ăn. Chị ra đây bán hàng rồi gửi tiền về cho con cái ăn học, đời bố mẹ đã khổ rồi thì đời chúng nó phải khác chứ cứ thế này khổ lắm”. 

ae1e9ba76_anh2.jpg
 Gánh hàng rong nuôi sống cả gia đình 

Cũng như chị Thu, bác Thanh với mái tóc đã bạc nửa đầu và bộ quần áo bộ đội màu xanh đã nhạt màu hàng ngày vẫn cố gắng bán từng bát tào phớ để nuôi hai đứa cháu nhỏ. Lẽ ra ở cái tuổi gần đất xa trời này, bác phải được tận hưởng thú vui của tuổi già. Nhưng ngày nắng cũng như ngày mưa với gánh tào phớ bác vẫn rong ruổi trên các con phố của Hà Nội. Bác vừa tâm sự vừa tranh thủ hớt tào phớ vào bát: “Già rồi cũng muốn ở nhà nghỉ ngơi nhưng nhìn thấy mấy đứa cháu nhỏ tội nghiệp lắm. Thôi thân già mình cũng phải cố gắng lo cho con cháu học hành đàng hoàng. Mình vất vả tý cũng không sao chỉ sợ công an đuổi thôi”. 

Được nghe những câu chuyện rất đời thường của họ mới thấy hết được sự vất vả, khó khăn của những chủ hàng. Họ chỉ là những người điển hình nhất cho hàng nghìn con người khác đang sống nhờ vào gánh hàng chông chênh trên vỉa hè này. Không biết được việc buôn bán này sẽ còn duy trì được bao lâu và liệu họ sẽ làm gì khi Thành Phố Hà Nội cấm bán hàng rong một cách quyết liệt hơn.

                                                                                                        Bùi Nhung
                                                                                                   Phát Thanh K31



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN